mới nhất Dân sinh Đô thị Di sản Thị dân Văn hóa Khoa học Lối sống Diễn đàn multimedia đô thị đặc thù người đô thị trò chuyện đời phố đời người

U Minh Thượng trở thành Khu Ramsar thứ 2228 của thế giới

 16:55 | Thứ ba, 06/09/2016  0

Việt Nam mới đây đã đánh dấu tên những cánh rừng U Minh của mình trên bản đồ Ramsar thế giới. Điều này đồng nghĩa với việc khẳng định cam kết trong công tác bảo tồn các giá trị đa dạng sinh học quan trọng của một khu đất ngập nước đặc biệt – sinh cảnh rừng tràm trên đất than bùn, cùng với sự đa dạng các loài thực vật, chim, thú, bò sát và cá.

 chim điêng điểng

Chim Điêng Điểng - ảnh: vườn quốc gia U Minh Thượng

Lễ trao Bằng công nhận khu Ramsar cho VQG U Minh Thượng của Công Ước Ramsar, Công ước Quốc tế về bảo tồn và sử dụng hợp lý các vùng đất ngập nước, và công nhận các chức năng sinh thái nền tảng và các giá trị giải trí, khoa học, văn hóa và kinh tế của các sinh cảnh này vừa được UBND tỉnh Kiên Giang, Bộ Tài Nguyên và Môi trường và WWF-Việt Nam tổ chức vào hôm nay, ngày 22.2.

Trở thành một khu Ramsar Quốc tế, VQG U Minh Thượng sẽ có nhiều cơ hội để quảng bá hình ảnh đặc biệt của mình ra cộng đồng thế giới, trở thành điểm đến hấp dẫn cho các du khách trong và ngoài nước trong tương lai.

Đây cũng là cơ hội để kêu gọi sự hợp tác, hỗ trợ của cộng đồng quốc tế trong việc nghiên cứu, bảo tồn, và sử dụng bền vững hệ sinh thái đầm lầy ngập nước với thảm thực vật thủy sinh. Thảm thực vật thủy sinh được xem như hệ sinh thái tiêu biểu của vùng đầm lầy đất than bùn vùng U Minh khi xưa, một trong số ít nơi còn tồn tại đất than bùn ở Nam Bộ nói riêng, và của Việt Nam nói chung.

Đặc biệt, trong bối cảnh Việt Nam đang phải chịu tác động của biến đổi khí hậu, thì vùng đầm lầy than bùn có ý nghĩa lớn trong việc giảm nhẹ nguy cơ này, do có khả năng lưu trữ và tích tụ C02 trong đất than bùn cao hơn hẳn các loại đất khác.

Theo Ông Phạm Quốc Dân, Phó Giám đốc VQG U Minh Thượng, cần nghiên cứu các biện pháp ngăn ngừa và giảm thiểu tác động tiêu cực do các hoạt động phát triển kinh tế xã hội ở xung quanh Vườn, và giải quyết các mâu thuẫn giữa người dân và Ban quản lý VQG trong việc bảo tồn và sử dụng khôn khéo nguồn tài nguyên đất ngập nước.  

Tiến sỹ Văn Ngọc Thịnh, Giám đốc Quốc gia WWF-Việt Nam cho biết, từ năm 2009, WWF-Việt Nam đã giới thiệu các mô hình cộng đồng sử dụng bền vững tài nguyên ở khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long nhằm hỗ trợ sinh kế cho người dân. Qua đó giảm các hoạt động xâm nhập trái phép vào rừng, và tăng trách nhiệm của người dân đối với việc bảo vệ các nguồn tài nguyên nhiên nhiên quý giá tại chính nơi sinh sống của họ.

 Trong thời gian tới, Cục Bảo tồn đa dạng sinh học sẽ phối hợp với WWF-Việt Nam, IUCN Việt Nam, VGQ U Minh Hạ và các cơ quan có liên quan tiến hành xây dựng hồ sơ đề cử lên Ban thư ký Công ước Ramsar để công nhận  khu Ramsar cho VQG U Minh Hạ; đồng thời hình thành mạng lưới các khu Ramsar Việt Nam để  phát triển công tác bảo tồn các vùng đất ngập nước quan trọng của Việt Nam” Bà Huỳnh Thị Mai, Phó Cục trưởng Cục Bảo tồn đa dạng sinh học cho biết.

Cùng với VQG U Minh Thượng, Cục Bảo tồn đa dạng sinh học cũng đã thành công trong việc đề cử các VQG Tràm Chim, VQG Cà Mau, Khu bảo tồn đất ngập nước Láng Sen ở Đồng bằng sông Cửu Long với sự hỗ trợ của WWF-Việt Nam.

Mời bạn đọc thưởng thức loạt ảnh về sinh cảnh vật ở Ramsar 2228 này:

tổ cò trắng

Tổ cò trắng - ảnh: Vũ Ngọc Long

cò ốc

Cò ốc (cò Nhạn) - ảnh: Hoàng Minh Đức

đồng cỏ ngập nước

Đồng cỏ ngập nước theo mùa xen lẫn tràm sậy - ảnh: Trần Văn Thắng

khỉ

ảnh: Phạm Quốc Dân

dơi

Dơi - ảnh: Vũ Ngọc Long

chim rừng u minh

Săn chim rừng U Minh - ảnh: Trần Văn Thắng

thực vật thủy sinh

Sinh cảnh mở - thực vật thủy sinh. Ảnh: Trần Văn Thắng

Lê Quỳnh

bài viết liên quan
TAGS
để lại bình luận của bạn
có thể bạn quan tâm
Cùng chuyên mục
Xem nhiều nhất

Đọc tin nhanh

*Chỉ được phép sử dụng thông tin từ website này khi có chấp thuận bằng văn bản của Người Đô Thị.