Trao đổi với Người Đô Thị, GS Nguyễn Tác An, nguyên viện trưởng viện Hải dương học Nha Trang cho biết, Đông Nam Á là một trong bốn trung tâm đa dạng sinh học biển của thế giới, và Việt Nam là nước có diện tích san hô lớn, khoảng hơn 1.000 km2 (diện tích san hô toàn thế giới khoảng 230.000 km2).
» Theo chân thợ lặn tìm kiếm hải sản chết dưới đáy biển
» Từ cá chết Vũng Áng đến Formosa: Nhìn lại quy hoạch môi trường
» Trợ giúp pháp lý và thu thập chứng cứ cho ngư dân do cá chết
» Họp kín chiều 27.4: Quan ngại khả năng gây ô nhiễm môi trường từ KCN Vũng Áng và Formosa
» Thảm họa cá chết miền Trung: Nguồn độc có khả năng lan xuống tận Phú Quốc
» Từ bài học vụ Vedan: Có thể tìm ra thủ phạm gây cá chết ở Vũng Áng
Thưa, theo các thợ lặn lặn xuống một số khu vực ở vùng biển ở Quảng Bình mới đây, hiện nay san hô dưới đáy biển vùng này chết la liệt, bên cạnh là xác chết các loài hải sản... Với những hiện tượng mà người dân mô tả này, theo ông, có thể dự đoán được tình trạng này đã xảy ra bao lâu rồi không?
GS Nguyễn Tác An |
Hiện tượng này chỉ là phần nổi của tảng băng chìm. Hiện tượng chết như mô tả, trong khoa học môi trường gọi là do tác động chất ô nhiễm tích lũy, đến ngưỡng của nó thì con người mới phát hiện ra được.
Tôi cho rằng, hiện tượng này không phải xảy ra từ đầu tháng 4 (thời điểm phát hiện cá chết hàng loạt tại các tỉnh), mà nó đã tích lũy dần dần, xảy ra ở một vùng rồi sau đó bắt đầu lan tỏa ra.
Theo tôi, tình trạng không chỉ xảy ra ở vùng này, hôm nay mà nó còn kéo dài và càng ngày càng nặng hơn. Không chỉ cá chết mà tất cả hệ sinh thái dưới đáy biển đều bị khủng hoảng, quan trọng nhất là những hệ vi sinh vật nhỏ bé mà mắt con người không nhìn thấy, đóng vai trò sinh địa hóa rất quan trọng. Sự sống tồn tại và phát triển được là nhờ chức năng sinh địa hóa này, nhưng mắt thường không nhìn thấy được, chỉ có các công cụ khoa học mới nhận diện được.
Tình trạng xảy ra ở đáy biển qua “trực quan sinh động” của người dân địa phương hiện nay có thể nói là “biển đã chết” không, thưa ông?
Cái này gọi là những “dấu vết” trực quan rất đáng sợ, cảnh báo về khủng hoảng sinh thái biển thì chính xác hơn. Đây là những dấu hiệu mà con người có thể thấy được. Nhưng về mặt sinh thái và dấu hiệu sinh thái, con người đã thấy được thì nó đã là trầm trọng vô cùng rồi, trước đó thì cơ sở của hệ sinh thái đã bị phá vỡ, mất cân bằng.
Hàu, hải sâm... chết dưới đáy biển được các ngư dân vớt lên tại vùng biển Quãng Bình vào sáng ngày 7.5.2016. Ảnh: Dân Trí
Tình trạng này có thể dự đoán sẽ còn bị kéo dài trong bao lâu, thời gian phục hồi như thế nào?
Hậu quả này tất nhiên sẽ còn kéo rất dài, đến vài chục năm, nhưng nó hoàn toàn phụ thuộc vào cách xử lý, quản lý của con người. Nếu giờ ta xử lý, quản lý có hiệu quả ngay thì sẽ đỡ đi. Quan trọng ở đây là chúng ta có tìm ra và xác định được nguyên nhân chính xác là do đâu không, chỉ ra được tận gốc nguyên nhân.
Nếu chúng ta bắt đầu khắc phục hậu quả ngay với điều kiện là nguyên nhân đã tìm ra được thì cũng phải mất 5-10 năm, vì việc phục hồi lại nền tảng sinh thái là lâu vô cùng.
Còn nếu không tìm ra nguyên nhân thì nó còn kéo dài đến hàng chục năm, khó mà biết được.
Người dân rất sợ xuống biển, vậy với tình hình cá chết, hệ sinh thái biển khủng hoảng như hiện nay, người dân cần như thế nào để đảm bảo an toàn cho mình?
Về mặt hải sản, không nên ăn hải sản chết. Nếu đã nghi ngờ có hiện tượng “thủy triều đỏ” thì không nên ăn các loại thân mềm như ngao, sò, ốc,... vì đây là những loài “ăn lọc” nên có thể tích lũy các loại chất độc trong cơ thể trước đó và có thể gây hại cho người sử dụng.
Thứ hai là hiện nay chúng ta phải dừng lại việc thả giống nuôi thủy sản tại các vùng có hải sản chết cho đến khi tìm được nguyên nhân.
Thứ ba là, những vùng biển nào không thấy triệu chứng thay đổi về màu sắc, mùi vị thì ta có thể tắm bình thường, vì chứng tỏ vùng biển đó có khả năng tự làm sạch hoặc chưa bị chất thải tác động đến. Còn những vùng biển mà như ngư dân phát hiện dưới đáy biển san hô, thủy hải sản chết hàng loạt thì không nên tắm hoặc tiếp xúc trực tiếp.
Nếu đã tiếp xúc rồi thì ngay sau đó cần tắm rửa sạch sẽ, nếu có những dấu hiệu “dị ứng ngoài da” thì phải đến các cơ sở ý tế và thông báo cho các cơ quan chức năng biết để xử lý. Còn nếu cần thiết phải xuống biển thì phải sử dụng bảo hộ lao động làm việc trong môi trường ô nhiễm, để đề phòng nguy cơ bị “lây nhiễm”.
"Kình ngư" Phạm Văn Trị xót xa trước bao "chiến lợi phẩm" là hải sản đã chết khi lặn xuống vùng biển Quảng Bình vào sáng ngày 7.5.2016. Ảnh: Dân Trí
Theo ông, hiện nay đã cần phải điều tra lại toàn bộ vùng đáy biển có tình trạng cá chết?
Phải làm! Nếu không làm thì làm sao kết luận được nguyên nhân, phạm vi tác động đến đâu, ngay cả những loài cá chết, san hô chết… cũng cần biết là những loài gì, loài nào chết nhiều, loài nào chết ít…, đặc biệt là khảo sát các thông số chất lượng môi trường ở tầng mặt, tầng đáy và trầm tích như hàm lượng oxi, các muối dinh dưỡng, hàm lượng hữu cơ, độ đục, các kim loại nặng, các loài tảo đơn bào nở hoa...
Hiện nay có rất nhiều nghi vấn đặt ra nguyên nhân do các nhà máy trong khu kinh tế Vũng Áng, bao gồm Formosa. Ý kiến của ông như thế nào?
Việc thông tin ra với công chúng là phải chắc chắn, chúng ta phải chờ kết quả các nhà khoa học công bố. Tuy nhiên, khi đánh giá tác động môi trường khi xây dựng khu công nghiệp Vũng Áng, khoa học cũng đã dự đoán được “lộ trình” ô nhiễm và khả năng ảnh hưởng đến hệ sinh thái biển ven bờ, chỉ chưa biết rõ là sẽ xảy ra lúc nào, ở đâu và mức độ tác hại mà thôi.
Rõ ràng hiện tượng này là do tác động bởi con người thải chất thải ô nhiễm ra, nhưng ai thải, thải mức độ nào, thải ra chất gì, tác động như thế nào thì chúng ta cần chờ công bố của hội đồng khoa học đang làm hiện nay.
Tôi cho rằng câu chuyện ở miền Trung hiện nay là phải gấp rút xác định cho được nguyên nhân, xác định cho được diện tích, độ sâu khu vực bị tác động, xác định được những loài nào bị tác động, xác định cho được những thiệt hại về kinh tế - xã hội - môi trường do sự cố, từ đó phải ra được giải pháp quản lý, ngăn chặn. Nếu không làm được năm ý này thì sẽ không giải quyết được vấn đề thấu đáo và cũng không làm cho những người dân sống và làm các nghề liên quan đến biển yên lòng được…
TS. Dư Văn Toán - Trưởng phòng Nghiên cứu tài nguyên biển và biến đổi khí hậu, Viện nghiên cứu Biển và Hải đảo:
Có thể 20 năm nữa, san hô không còn ở biển Việt Nam
Cần phải nhìn nhận rằng, nguồn san hô nước ta đang đứng trước thách thức sống còn. Mỗi năm, Việt Nam mất hơn 50 tấn san hô, chưa kể mất san hô đen ở Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Ninh, Hải Phòng, và theo đà này thì 20 năm nữa san hô không còn trong vùng biển nước ta. Khảo sát cho thấy, rạn san hô tại đảo Cô Tô đã gần như không còn, còn ở Vịnh Hạ Long sát bờ đã không còn.
Công tác kiểm soát và bảo vệ san hô tại Việt Nam rất kém, bên cạnh các tác động của con người gây ô nhiễm vùng biển, thì hoạt động đánh bắt, khai thác của ngư dân cũng là một tác nhân gây ra tình trạng báo động hiện nay cho san hô.
San hô là cấu trúc sống lớn nhất trên hành tinh, các rạn san hô là nơi cư ngụ 25% các loài sinh vật biển và là nơi quan trọng đối với cá và động vật khác để ăn, trưởng thành và trú ẩn khỏi kẻ thù.
Các rạn san hô cũng cung cấp các nguồn tài nguyên tuyệt vời cho con người, bao gồm cả thực phẩm và thu nhập thường xuyên cho khoảng 500 triệu người, nguồn tài nguyên dược phẩm, đối tượng nghiên cứu của các nhà khoa học trong các lĩnh vực: địa chất học, sinh học, môi trường, hải dương học, kinh tế…., lô cốt bảo vệ từ các cơn bão khi tham gia phá vỡ năng lượng sóng, và những nơi lạ thường để vui chơi và học hỏi.
San hô là Tại Hòn Mun-Nha Trang giá trị kinh tế ước tính trên 1km2 đạt tới hơn 100 nghìn USD.
Tuy nhiên, hiện nay Việt Nam chưa có Chiến lược quốc gia bảo vệ và phát triển san hô.
Lê Quỳnh (thực hiện)
» Đề nghị làm rõ “cá chết xếp lớp dưới đáy biển”
» Phát hiện cá chết xếp lớp dưới đáy biển ở Quảng Bình
» Formosa nhập gần 400 tấn hóa chất trong hai năm
» Cá chết, truyền thông và niềm tin
» Từ cá chết Vũng Áng đến Formosa: Nhìn lại quy hoạch môi trường
» Trợ giúp pháp lý và thu thập chứng cứ cho ngư dân do cá chết
» Họp kín chiều 27.4: Quan ngại khả năng gây ô nhiễm môi trường từ KCN Vũng Áng và Formosa
» Thảm họa cá chết miền Trung: Nguồn độc có khả năng lan xuống tận Phú Quốc
» Từ bài học vụ Vedan: Có thể tìm ra thủ phạm gây cá chết ở Vũng Áng
» Bộ trưởng Trần Hồng Hà nhận khuyết điểm vụ cá chết hàng loạt
» Nói thủy triều đỏ gây cá chết là thiếu căn cứ khoa học
» Họp báo 8 phút: Chưa có bằng chứng Formosa làm chết cá
» Nếu làm đúng quy trình xả thải, Formosa phải mất 2-3 tỷ USD
» Hà Tĩnh cấp phép đầu tư 70 năm cho Formosa khi chưa được Chính phủ đồng ý
» Trợ giúp pháp lý và thu thập chứng cứ cho ngư dân do cá chết
» Theo chân thợ lặn tìm kiếm hải sản chết dưới đáy biển