TS. Vũ Thành Tự Anh, Giám đốc Nghiên cứu của Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright. Ảnh: TL
Liên quan đến đề xuất của Bộ Tài chính về việc tăng thuế giá trị gia tăng VAT từ mức thông thường 10% lên 12%; mức 5% đang áp dụng cho một số nhóm hàng hoá, dịch vụ lên mức 10% và từ không chịu thuế VAT lên chịu thuế VAT với một số nhóm nhưu phân bón, máy móc, thiết bị sản xuất nông nghiệp… nhiều ý kiến của các chuyên gia chỉ ra những bất cập nếu đề xuất này được thông qua.
Bộ Tài chính cũng đưa ra nhận định mức thuế suất thông thường 10% là tương đối thấp, chưa phù hợp với thông lệ quốc tế, khó đảm bảo an toàn tài chính quốc gia.
Nêu quan điểm về vấn đề này, TS. Vũ Thành Tự Anh, Giám đốc Nghiên cứu của Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright cho biết, cần thận trọng với quyết định tăng thuế VAT vì 3 lý do.
Thứ nhất, theo chuyên gia Fulbright, thuế VAT nhìn chung có tính “lũy thoái”, do vậy sẽ đánh vào người thu nhập thấp nặng nề hơn. Người tiêu dùng, bất kể thu nhập cao hay thấp, đều phải đóng cùng một mức thuế VAT cho cùng một sản phẩm chịu thuế.
“Song do người thu nhập thấp phải dành một tỷ trọng thu nhập lớn hơn cho tiêu dùng nên gánh nặng thuế họ phải chịu sẽ chiếm một tỷ trọng cao hơn so với thu nhập. Tăng thuế VAT vì vậy sẽ làm người thu nhập thấp bị tổn thương nhiều hơn, do vậy khó được chấp nhận dưới góc độ công bằng”, ông Tự Anh nói.
Thứ hai, tỷ trọng đóng góp của VAT trong tổng thu ngân sách của Việt Nam hiện đã khá cao, cao hơn hẳn so với các nước EU, là những nước có thuế suất VAT thuộc nhóm cao nhất thế giới.
“Với thuế suất VAT phổ thông hiện nay là 10%, VAT đã chiếm tới 27,5% tổng thu ngân sách của Việt Nam. Trong khi đó, với mức thuế suất trung bình cao hơn hẳn (21,3%), VAT cũng chỉ chiếm trung bình 21,4% tổng thu ngân sách của các nước EU. Điều này cũng ngụ ý rằng, việc tăng thuế suất VAT không hiển nhiên cải thiện vai trò của sắc thuế này trong tổng ngân sách”, vị chuyên gia Fulbirght nêu quan điểm.
Theo ông Vũ Thành Tự Anh, việc tăng thuế suất VAT không hiển nhiên cải thiện vai trò của sắc thuế này trong tổng ngân sách
Lý do thứ ba được đánh giá là lý do quan trọng nhất, theo TS. Vũ Thành Tự Anh, nguồn gốc của nợ công và thâm hụt ngân sách nặng nề ở Việt Nam không phải do thiếu khả năng huy động ngân sách mà chính là do hiệu quả chi ngân sách thấp, trong khi tỷ lệ chi ngân sách hiện đã rất cao, lên tới 28-29% GDP.
“Việc tăng thuế VAT để tăng thu ngân sách không những không giải quyết được gốc rễ của vấn đề mà còn tạo điều kiện và dung dưỡng cho việc chi ngân sách 'vung tay quá trán' hay các dự án nghìn tỷ đắp chiếu và kém hiệu quả”, ông Tự Anh nhấn mạnh.
Tính toán của nhóm chuyên gia thuộc CTCP Chứng khoán TP.HCM (HSC) trước đó cũng cho biết, việc thuế VAT tăng 2% ngân sách có thêm khoảng 59.000 tỷ đồng, từ đó tỷ trọng thuế giá trị gia tăng trong thu ngân sách sẽ tăng lên khoảng 33%. Đề xuất tăng thuế này cũng được nhận định là thông tin không tốt cho cổ phiếu ngành hàng tiêu dùng.
Chỉ đạo mới đây của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ liên quan đến đề xuất của Bộ Tài chính, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ xem lại quy định không phải kê khai nộp thuế đối với mặt hàng nông sản ở khâu thương mại; rà soát kỹ thêm nhóm hàng hóa dịch vụ cần nâng lên 11-12% hoặc chuyển từ không chịu thuế giá trị gia tăng sang chịu thuế giá trị gia tăng.
Nguyễn Thảo
Theo BizLive
» PGS-TS Ngô Trí Long: ‘Tăng thuế có lợi trước mắt nhưng nhiều hệ lụy về lâu dài’
» 'BOT là mảnh đất màu mỡ của quan hệ thân hữu'
» Giá vé máy bay có tăng sau điều chỉnh giá dịch vụ?
» Tăng thuế VAT, tăng thu ngân sách nhưng thực tế có dễ dàng?
» Nợ công ba mối: Thấy bất cập mà không sửa thì rất dở!
» Dự án sân bay Long Thành: Lãng phí và tăng nợ công
» Bộ Tài chính dự báo nợ công Việt Nam có thể đạt đỉnh vào năm nay
» Các tuyến đường sắt đô thị đội vốn tới mức không thể kiểm soát
» Chủ tịch Quốc hội: Cần thay đổi cách thức quản lý nợ công
» Chi 2,5 triệu USD/năm quảng bá, Việt Nam không tạo được điểm nhấn gì
» Kiểm tra tài sản 1.000 cán bộ cấp cao: “Không có vùng cấm, không né tránh”
» Đúng quy trình nhưng thiếu minh bạch!
» Chủ tịch Quốc hội: “Phải biết tội nào thì luật sư không thể làm ngơ”
» Không tính nợ doanh nghiệp, Ngân hàng Nhà nước vào nợ công
» Không chấm dứt đầu tư công tràn lan thì không hạn chế được nợ công
» Cử tri sốt ruột vì xe công, nợ công
» Kiên trì quan điểm chưa luật hoá khoán xe công
» Dự báo kinh tế 2017: Nợ công tăng tiếp tục áp lực lên cải cách kinh tế
» “Nợ công, nợ Chính phủ cuối năm 2016 có thể vượt trần cho phép”
» Giảm áp nợ công, bắt đầu từ khung pháp lý
» “Thủ tướng nên giải trình trước dân về nợ xấu, nợ công”
» HSBC: Lạm phát năm 2016 đánh bật dự báo 5% của Chính phủ