mới nhất Dân sinh Đô thị Di sản Thị dân Văn hóa Khoa học Lối sống Diễn đàn multimedia đô thị đặc thù người đô thị trò chuyện đời phố đời người

Thêm doanh lớn vào thị trường năng lượng Việt Nam

 22:24 | Thứ sáu, 06/05/2022  0
Chiều 5.5, Công ty năng lượng lớn bậc nhất Na Uy vừa chính thức khai trương văn phòng đại diện tại Hà Nội, đánh dấu một mốc quan trọng trong danh mục hợp tác kinh doanh Na Uy - Việt Nam.

Với quyết định này, Equinor mong muốn áp dụng kinh nghiệm và năng lực của mình và cùng đối tác trong nước là PetroVietnam phát triển ngành công nghiệp điện gió Việt Nam, thực hiện thành công các dự án điện gió ngoài khơi, xây dựng chuỗi cung ứng cho ngành này, sản xuất điện với chi phí thấp hơn, nâng cao năng lực và trình độ chuyên môn trong nước,... 

Equinor được biết là một tập đoàn dầu khí của nhà nước, có kinh nghiệm trong quá trình chuyển đổi thành tập đoàn năng lượng.

Equinor mong muốn áp dụng kinh nghiệm và năng lực của mình và cùng đối tác trong nước là PetroVietnam phát triển ngành công nghiệp điện gió Việt Nam...

Tại sự kiện, Phó Chủ tịch cấp cao của Equinor - ông Jens Olaf Økland - cho biết Equinor tham vọng ứng dụng kinh nghiệm và năng lực về năng lượng của mình để hỗ trợ quá trình chuyển đổi năng lượng của Việt Nam: “Chúng tôi tin Việt Nam rất có tiềm năng trở thành một thị trường điện gió ngoài khơi tăng trưởng thú vị. Với đường bờ biển dài và điều kiện gió thuận lợi, Việt Nam nằm trong số các quốc gia có nguồn tài nguyên gió tốt nhất châu Á, và đang có kế hoạch phát triển mạnh mẽ thị trường điện gió ngoài khơi”, ông Jens Olaf Økland nói.

Theo bà Grete Løchen, Đại sứ Na Uy tại Việt Nam, năng lượng tái tạo và khí hậu là những ưu tiên hàng đầu của Chính phủ Na Uy. Trong đó ưu tiên hợp tác chặt chẽ với các doanh nghiệp và ngành công nghiệp để đảm bảo sự chuyển dịch công bằng và thành công tới một tương lai tái tạo, tuần hoàn và bền vững. Vì vậy, sự hiện diện thương mại của Equinor tại Việt Nam “là một niềm vui và tự hào”.

Na Uy đã và đang tích cực hỗ trợ các nỗ lực chuyển đổi xanh toàn cầu. Về mặt kỹ thuật, Na Uy ứng dụng năng lực và công nghệ từ ngành dầu khí vào các lĩnh vực mới như năng lượng gió ngoài khơi, hydrogen, thu giữ và lưu trữ carbon và vận tải biển xanh. Về mặt tài chính, Na Uy sẽ tăng gấp đôi nguồn tài chính khí hậu vào năm 2026, trong đó bao gồm một kế hoạch phân bổ 10 tỷ NOK (xấp xỉ 1 tỷ USD) trong 5 năm cho một quỹ khí hậu mới, do Norfund - Quỹ đầu tư của Na Uy dành cho các nước đang phát triển - quản lý.

* Trong bối cảnh thị trường năng lượng tái tạo liên quan, cũng gần đây, OWC, một công ty tư vấn năng lượng tái tạo quốc tế đã đánh dấu hoạt động mở rộng tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương và Việt Nam bằng việc thành lập văn phòng mới tại TP.HCM.

Là một phần của Tập đoàn AqualisBraemar LOC (ABL Group) được niêm yết tại thị trường chứng khoán Oslo, sự hiện diện của OWC tại Việt Nam nhằm tăng cường cho chi nhánh hiện tại của tập đoàn tại thành phố Vũng Tàu, hỗ trợ thị trường năng lượng tái tạo, biển và dầu khí của đất nước với các dịch vụ tư vấn kỹ thuật, quản lý và ngăn ngừa tổn thất.

Bên cạnh mảng điện gió ngoài khơi, Tập đoàn ABL tại Việt Nam tham vọng sẽ đóng vai trò là bàn đạp cho các công ty khác của tập đoàn này tham gia hỗ trợ nghiên cứu và phát triển (R&D), triển khai, thiết kế, vận chuyển và lắp đặt (T&I) với các công nghệ năng lượng tái tạo như điện gió trên đất liền, điện mặt trời nổi, các hệ thống lưu trữ năng lượng và năng lượng hydrogen.

Theo ông Tom Whittle, Giám đốc khu vực châu Á - Thái Bình Dương của OWC, ABL Group đã hiện diện và đạt được nhiều thành tựu trong thị trường năng lượng tái tạo tại Việt Nam, trong đó đã đóng góp nhiều hoạt động tư vấn và kỹ thuật cho hơn 10 dự án điện gió ngoài khơi với tổng công suất lên tới hơn 5GW.

Lê Quỳnh

bài viết liên quan
để lại bình luận của bạn
có thể bạn quan tâm

Đọc tin nhanh

*Chỉ được phép sử dụng thông tin từ website này khi có chấp thuận bằng văn bản của Người Đô Thị.