Người nghe sẽ khám phá Sài Gòn là nơi đã hỗ trợ cho sự ra đời của Đờn ca tài tử và Cải lương Nam Bộ vào đầu thế kỷ 20. Ngoài phần trao đổi sẽ có giới thiệu nhiều hình ảnh quý và buổi diễn âm nhạc minh hoạ đặc biệt.
Một tác phẩm hợp tuyển bài viết của nhạc sĩ Nguyễn Lê Tuyên và TS. Nguyễn Đức Hiệp. Ảnh: TL
TS. Nguyễn Đức Hiệp là tác giả của các tác phẩm: Sài Gòn - Chợ Lớn qua những tư liệu quý trước 1945 (xuất bản 2015), Sài Gòn - Chợ Lớn: Ký ức đô thị và con người (xuất bản 2016), Sài Gòn - Chợ Lớn: Thể thao và Báo chí trước 1945 (xuất bản 2016)… và mới đây nhất, 2017, TS. Nguyễn Đức Hiệp đã xuất bản sách Nghệ Thuật sân khấu: Hát bội, Đờn ca tài tử và Cải lương ở Sài Gòn và Nam Kỳ đầu thế kỷ 20.
Nhạc sĩ Nguyễn Lê Tuyên là nhà soạn nhạc, nghiên cứu và nghệ sĩ guitar. Ông quan tâm về nhạc guitar, nhạc Úc, chịu ảnh hưởng nhạc Á châu và nhạc truyền thống Việt Nam. Ông hiện là giảng viên về World Music tại Đại học Quốc gia Australia. Người có nhiều am hiểu về âm nhạc Đờn ca tài tử và Cải lương.
Nhạc sĩ Huỳnh Khải hiện giảng dạy ở khoa Âm nhạc dân tộc của Nhạc Viện TP.HCM. Năm 2003, nhạc sĩ Huỳnh Khải nổi danh với đề tài luận văn thạc sĩ nghiên cứu về “Phương pháp sư phạm đàn kìm trong âm nhạc tài tử, sân khấu cải lương và sáng tác mới cho đàn kìm”, được xếp hạng xuất sắc.
Tác giả Phúc Tiến nguyên là nhà báo từng làm việc ở báo Tuổi Trẻ, Saigon Times, Truyền hình FBNC... Anh là tác giả của nhiều bài viết giá trị về Sài Gòn trên tạp chí Người Đô Thị, đã xuất bản các tác phẩm: Sài Gòn không phải hôm qua; Sài Gòn Then & Now – Sài Gòn hai đầu thế kỷ.
Chương trình được tổ chức bởi: BLANC, Sài Gòn Vi Vu và Sai Gon On Sale. Giá vé tham gia (bao gồm vé và một phần nước uống): 200.000VNĐ/người. Học sinh, sinh viên: 150.000VND/người (vui lòng xuất trình thẻ học sinh/sinh viên). Số lượng vé có hạn và sẽ kết thúc sớm tùy vào số lượng đăng ký.
Link đăng ký tham dự: https://goo.gl/forms/
Tự An