mới nhất Dân sinh Đô thị Di sản Thị dân Văn hóa Khoa học Lối sống Diễn đàn multimedia đô thị đặc thù người đô thị trò chuyện đời phố đời người

Sinh quyển và lòng tham của con người

 23:00 | Thứ hai, 29/05/2017  0

» Chưa triển khai quy hoạch Sơn Trà trong 3 tháng tới

» Khách đến Sơn Trà hưởng thiên nhiên chứ không phải xem cột nhà

» Để voọc Sơn Trà còn đất sống 

Khi đề cập đến hiện tượng này, có ý kiến cho rằng “phát triển là để góp phần bảo tồn, có gì mà lo ngại?”. Có, đó là khi giữa bảo tồn và phát triển có mâu thuẫn. Thực tế những dự án của các tập đoàn Sun Group, của FLC... đã, đang triển khai ở các tỉnh Quảng Ninh, Lào Cai, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Quảng Bình, Đà Nẵng, Quảng Nam... cho thấy có vẻ như yêu cầu bảo tồn đang ở thế yếu trước sự nhân danh phát triển! Câu chuyện mấy năm trước chính quyền Đà Nẵng giao cho nhà đầu tư 200ha đất rừng Bà Nà (rừng đặc dụng) để triển khai dự án du lịch (đã đi vào hoạt động) đến nay vẫn còn khiến những người quan tâm đến sự cân bằng giữa bảo tồn và phát triển chưa ngớt băn khoăn.

Một góc bán đảo Sơn Trà bị đào xới nham nhở để xây biệt thự. Ảnh: Lê Đình Dũng

Khu bảo tồn thiên nhiên Bà Nà, Vườn quốc gia Hoàng Liên Sơn, Vườn quốc gia Tam Đảo, Vườn quốc gia Cát Bà, Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà, Vườn quốc gia Ba Vì, Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm... đều là những vùng sinh thái đặc biệt không thể tái lập, có rừng đặc dụng, có giá trị cao về tự nhiên, phong cảnh, hệ động thực vật rất đáng để nghiên cứu, tham quan, học tập. Vấn đề là, tổ chức tham quan, học tập cần được quy định ra sao nếu không muốn mất đi các tài sản quý giá do thiên nhiên ban tặng.

Đối với các khu bảo tồn thiên nhiên đặc biệt - nhất là những khu đã được quốc tế công nhận ngày càng nhiều hơn ở Việt Nam, đều có thể xem là biểu tượng cho Việt Nam, phải rất hạn chế khai thác du lịch một cách ồ ạt, phải bảo đảm yếu tố bền vững cho dù tăng trưởng là cần thiết. Chất lượng nước ở vịnh Hạ Long ngày càng xuống cấp, khuynh hướng thu hẹp diện tích rừng đặc dụng để dành không gian cho một vài tập đoàn bất động sản làm dự án du lịch, những hành vi lấn biển, lấp sông, chặt cây xanh, cấp phép đầu tư vượt thẩm quyền ở các địa phương trong cả nước... cho thấy địa phương cùng các bộ, ngành đang chỉ tập trung khai thác mà bỏ lửng đầu tư hạ tầng cho xử lý chất thải ở vịnh Hạ Long; đang chỉ phát triển dự án đầu tư du lịch mà bỏ qua dự án quy hoạch du lịch sinh thái - một công cụ quan trọng cho bảo tồn và phát triển bền vững. Đây là điều rất đáng lo ngại, sẽ gây hậu quả rất xấu cho di sản thiên nhiên quý giá của Việt Nam.

Đã có chuyên gia thẳng thắn bày tỏ quan điểm, rằng việc xây cáp treo, nhà hàng, khách sạn trong những phân khu rừng đặc dụng cần bảo vệ nghiêm ngặt, trong khu vực hang động quý ảnh hưởng lớn đến bảo tồn đa dạng sinh học và độ bền vững của tài nguyên. Xem chuyên đề trong số này (từ trang 6 -13) về thực trạng khai thác tài nguyên tại những khu rừng đặc dụng ở nước ta, có thể thấy nhiều mối đe dọa đang đè nặng lên lợi ích của cộng đồng.

Việt Nam đã tham gia ký kết nhiều công ước quốc tế về bảo vệ thiên nhiên, di sản văn hóa và thực tế đã nỗ lực hợp tác với các tổ chức quốc tế để tới nay có nhiều di sản được công nhận danh hiệu di sản thế giới. Các tài sản thiên nhiên quý giá ấy cần được gìn giữ và bảo vệ hiệu quả cho cộng đồng và cho nhân loại bằng luật pháp. Không thể để kéo dài tình trạng bất cập về luật pháp như hiện nay, khi mà chính quyền các địa phương được giao quyền quản lý tài nguyên quốc gia đã đối xử với các tài nguyên này như với các loại tài sản khác trên địa bàn mình quản lý.

Sơn Trà, Sơn Đoòng, Phong Nha-Kẻ Bàng, Cù Lao Chàm, Cát Bà, Tam Đảo... là những địa điểm làm dự án có chứa đựng ít nhiều các yếu tố bất cập pháp lý. Một khi sự bất cập đó không được khẩn trương quan tâm xử lý một cách rốt ráo, cộng đồng có quyền cho rằng lòng tham của con người đã được cổ súy, thậm chí vinh danh, bởi những sự nhân danh “thu hút đầu tư cho phát triển”!

Hy vọng, sự bất cập pháp lý được nhanh chóng sửa đổi vì lợi ích quốc gia. Nhưng lòng tham của con người trước thiên nhiên thì không dễ dàng tiết chế, bởi đó lại là một quá trình giáo dục nhận thức lâu dài. Quá trình ấy cần đến những bài giảng học đường nhằm hình thành ý thức “công dân sinh thái”, và cả những chiến dịch “dậy sóng” trên mạng xã hội như “giải cứu” Sơn Trà, Cát Bà, Sơn Đoòng... nhằm góp phần thức tỉnh những ai còn vì lợi ích cục bộ mà làm tổn hại đến tài nguyên quốc gia, để lại món nợ không dễ trả cho muôn đời sau.

Duy Thông

» Chưa triển khai quy hoạch Sơn Trà trong 3 tháng tới

» Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam thị sát Sơn Trà

» Sơn Trà ký sự - Kỳ cuối: Một gợi ý cho vấn đề nan giải

» Khách đến Sơn Trà hưởng thiên nhiên chứ không phải xem cột nhà

» Diện tích khu bảo tồn Sơn Trà giảm 40% chỉ trong 10 năm

» 40 móng biệt thự trên Sơn Trà được tiếp tục thi công

» Đà Nẵng kiến nghị Thủ tướng bãi bỏ dự án trên bán đảo Sơn Trà

» Đà Nẵng sẽ kiến nghị thủ tướng điều chỉnh lại quy hoạch Sơn Trà

» Đà Nẵng truy trách nhiệm việc xây dựng không phép

» Sơn Trà và bài toán được - mất

» Đà Nẵng: Hàng loạt công trình sai phép và câu hỏi về hiệu lực của chính quyền

» Hoàn thiện hồ sơ công trình đào xới bán đảo Sơn Trà để thi công tiếp

» Đà Nẵng đình chỉ thi công dự án du lịch trên bán đảo Sơn Trà

» Xây khách sạn ở núi Sơn Trà: 'Không phù hợp quy hoạch thì phải dừng'

» Linh trưởng Sơn Trà trước nguy cơ tuyệt chủng

» Đừng để Sơn Trà bị “băm nát” và thu hẹp 

» Dự án của Sun Group sẽ ảnh hưởng đến quần đảo Cát Bà như thế nào?

» Khoanh vùng bảo vệ tài nguyên quốc gia theo luật

» Từ vụ thú chết ở Vinpearl Safari Phú Quốc: Làm bảo tồn hay kinh doanh “bảo tồn”?

bài viết liên quan
TAGS
để lại bình luận của bạn
có thể bạn quan tâm
Cùng chuyên mục
Xem nhiều nhất

Đọc tin nhanh

*Chỉ được phép sử dụng thông tin từ website này khi có chấp thuận bằng văn bản của Người Đô Thị.