mới nhất Dân sinh Đô thị Di sản Thị dân Văn hóa Khoa học Lối sống Diễn đàn multimedia đô thị đặc thù người đô thị trò chuyện đời phố đời người

Rối loạn nhịp tim dễ gây đột quỵ 

 17:28 | Thứ hai, 20/05/2019  0
Bệnh tim mạch, đặc biệt là tình trạng rối loạn nhịp tim (rung nhĩ) là một trong những nguyên nhân gây đột quỵ não cấp. Có khoảng 25% bệnh nhân đột quỵ não là do rung nhĩ.

Ảnh: TL


Nhịp tim bình thường sẽ đập đều và liên tục như một chiếc “đồng hồ vạn niên”. Và trái tim của chúng ta còn có một khả năng tuyệt vời đó là tự điều chỉnh nhịp đập theo nhu cầu của cơ thể. Có nghĩa là khi chúng ta hoạt động, đặc biệt là hoạt động gắng sức như leo cầu thang, chơi thể thao… nhịp tim sẽ tăng lên; và khi nghỉ ngơi hoặc khi ngủ nhịp tim sẽ đập chậm lại và tần số tim lúc nghỉ sẽ dao động từ 60-100 lần/phút.

Rối loạn nhịp tim là khi nhịp tim đập quá nhanh >100 lần/ phút hoặc quá chậm <60 lần/phút lúc nghỉ hoặc khi nhịp tim đập không còn đều đặn nữa. Rung nhĩ nghĩa là trái tim sẽ đập loạn nhịp hoàn toàn không theo một quy luật nào, lúc nhanh, lúc chậm.
Bình thường khi trái tim đập đều thì máu trong trái tim sẽ di duyển đều và không bị kết tụ lại. Nhưng khi tim đập loạn nhịp dễ tạo ra các cục máu đông nằm trong các ngóc ngách của trái tim (thường là ở tiểu nhĩ). Khi có cục máu đông (chỉ nằm trong tim) thì ít gây ảnh hưởng gì, nhưng trái tim của chúng ta luôn co bóp dẫn đến cục máu đó sẽ đi theo đường mạch máu đến các cơ quan khác của cơ thể như: gây tắc mạch não, tắc mạch thận, đến mạch vành tim gây nhồi máu cơ tim cấp, đến chi dưới gây tắc mạch chi dưới… Nhưng sợ nhất là tắc động mạch não sẽ gây tàn phế suốt đời nếu không được điều trị kịp thời.

Một số nguyên nhân dẫn đến đột quỵ do rối loạn nhịp tim có thể kể đến như sau:

- Bệnh nhân không phát hiện ra bệnh. Một số trường hợp rung nhĩ cơn biểu hiện thoáng qua nên không đi khám và không tầm soát kỹ dễ bỏ sót bệnh.
- Không tuân thủ điều trị. Do một số trường hợp rung nhĩ không gây triệu chứng nên dễ bỏ qua.
- Điều trị không đúng và không đủ liều thuốc, đặc biệt là thuốc khác đông. Tại Việt Nam có hai nhóm thuốc để điều trị dự phòng đột quỵ: 1 loại thế hệ cũ và 1 loại thế hệ mới:
+ Loại cũ thì phải điều chỉnh liều và theo dõi hàng tháng, dễ bị ảnh hưởng bởi chế độ ăn.
+ Loại mới ít phải điều chỉnh liều nhưng giá thành cao hơn nhiều.

ThS.BS Nguyễn Mạnh Cường

(Bệnh viện Đa khoa Quốc tế S.I.S Cần Thơ)

bài viết liên quan
để lại bình luận của bạn
có thể bạn quan tâm

Đọc tin nhanh

*Chỉ được phép sử dụng thông tin từ website này khi có chấp thuận bằng văn bản của Người Đô Thị.