Theo báo cáo nhanh của Ban phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Quảng Ngãi, tính đến thời điểm hiện tại, tỉnh Quảng Ngãi đã có 1 người chết là anh Nguyễn Văn Hiệp, sinh năm 1981, ở xã Hành Phước, huyện Nghĩa Hành, bị ngã chết vào chiều ngày 27.10 khi chằng chống nhà ở). Ngoài ra, 1 người bị thương ở huyện Nghĩa Hành.
Khu vực Quảng Ngãi đã có mưa to với lượng mưa trong 6 giờ qua phổ biến 60 - 120 mm. Có nơi mưa rất to trên 200mm như: tại Trà Hiệp (Quảng Ngãi) lượng mưa đo được là 253mm, Trà Thanh (Quảng Ngãi) là 242mm.
Hiện nay, dung tích các hồ đạt trung bình khoảng 61,5% dung tích thiết kế. Trong đó, hồ chứa nước có tràn xả lũ tự do: 67,6% dung tích thiết kế, hồ chứa nước có cửa van điều tiết: 60,3% dung tích thiết kế. Riêng hồ chứa nước Nước Trong đạt 63,6% dung tích thiết kế. Tại các hồ thủy điện: Dung tích trữ của các hồ chứa: Đakđrinh: 84,5%, Hà Nang: 54,1%, ĐăkRe: 86,8%.
Huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi chịu ảnh hưởng nặng nề của cơn bão số 9. Ảnh: PV
Nhiều tàu du lịch, tàu cá của ngư dân ở Lý Sơn bị bão đánh chìm. Ảnh: PV
Trước đó, theo báo Quảng Ngãi, việc cắt tỉa cây xanh đô thị trên một số tuyến đường lớn như Phan Bội Châu, Lê Lợi, Phạm Văn Đồng,... cũng được các đội cây xanh gấp rút thực hiện. Việc chặt tỉa cây xanh trong thành phố của các công nhân đô thị dự kiến sẽ dừng vào cuối giờ chiều hôm nay, khi gió bắt đầu mạnh lên.
“Công tác cắt tỉa cây xanh mùa mưa bão được tiến hành từ trung tuần tháng 6, đối với bão số 9 thì công tác cắt tỉa bổ sung được bắt đầu từ sáng ngày 26.10. Phía đơn vị đã tăng cường lực lượng công nhân môi trường phối hợp với các công nhân của công ty điện lực Quảng Ngãi để đảm bảo hoàn thành việc chặt tỉa cây xanh trước khi cơn bão đến. Trong hai ngày qua, các công nhân cũng đã cố gắng làm việc từ sáng đến đêm, đến nay các tuyến đường đặt biệt là tuyến đường có cây cao, tương đối nguy hiểm như Lê Lợi đã được đảm bảo”, ông Nguyễn Viết Thạo, PGĐ Xí nghiệp Công viên Cây xanh chia sẻ.
Gió bão giật cấp 14 khiến cho tôn và biển quảng cáo bay khắp nơi. Ảnh: LL
Các điểm du lịch ven biển bị tàn phá. Ảnh: LL
Nhà dân ở huyện đảo Lý Sơn rơi vào cảnh trơ mái. Ảnh: PV
Biển quảng cáo bị gió quật ngã rất nguy hiểm. Ảnh: LL
Tôn bay hàng loạt trên khắp các tuyến đường. Ảnh: LL
Gió giật cấp 14 thổi bay cả phần mái nhà xuống. Ảnh: LL
Tỉnh Quảng Ngại chịu ảnh hưởng nặng nề nhất do bão số 9. Ảnh: LL
Có những ngôi nhà mái sập đè luôn các bức tường. Ảnh: LL
Tỉnh Quảng Ngãi chưa thể thống kê toàn bộ thiệt hại do bão số 9 gây ra. Ảnh
Cây cối đổ ngã gây ảnh hưởng đến đường dây điện. Ảnh: Đ.M
Chủ tịch UBND thành phố Hà Hoàng Việt Phương cho biết: Người dân trên toàn thành phố đã liên tục được thông tin, tuyên truyền về cấp độ nguy hiểm của bão số 9 để người dân không chủ quan trước diễn biến của cơn bão và chủ động các biện pháp chằng chống nhà cửa, bảo vệ tài sản.
Các tàu thuyền đánh bắt ngoài ngoài khơi đã được huy động vào đã vào nơi tránh trú bão an toàn. Và sáng nay, phương án di dời các hộ dân vùng ven biển xã Tịnh Kỳ, Tịnh Khê, Nghĩa Phú và đặc biệt di dời gần như toàn bộ người dân xã Nghĩa An đến nơi an toàn đã được thực hiện.
Lúc 12 giờ trưa 28.10, bão số 9 đã áp sát đất liền, tâm bão hướng vào 2 tỉnh Quảng Nam và Quảng Ngãi. Các địa phương ven biển của tỉnh Quảng Nam và đặc biệt là huyện đảo Lý Sơn tỉnh Quảng Ngãi là những nơi chịu ảnh hưởng nặng nhất.
Đến chiều ngày 28.10, các cơ quan chức năng vẫn chưa thể thống kế được toàn bộ số liệu thiệt hại do bão số 9 gây ra. Con số ban đầu tính đến cuối giờ sáng 28.10, báo cáo từ Văn phòng Ban chỉ đạo T.Ư về phòng chống thiên tai, bão số 9 đang gây ra những thiệt hại ban đầu tại các địa phương.
Cụ thể tỉnh Bình Định đã có 2 người bị thương; 3 nhà sập ở các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên. Cũng theo thống kê ở Bình Định, Quảng Ngãi và Phú Yên đã có 485 ngôi nhà bị tốc mái. Còn tại Phú Yên, gió bão đã làm đứt 1 hệ thống dây điện trung thế.
Nhóm Phóng viên