Ảnh minh họa.
» Từ hợp đồng BOT: Đi tìm bên thứ 3 trong hợp tác công-tư
Theo phản ánh từ phía doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp tư nhân, thuế phí đang là rào cản lớn nhất, hạ thấp cơ hội và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
Báo cáo “Khảo sát về Môi trường kinh doanh” của Ngân hàng Thế giới năm 2017 cho biết chi phí kinh doanh ở Việt Nam về cơ bản ở mức cao so với các nước trong cùng khu vực.
Riêng chi phí nộp thuế cao nhất so với ASEAN 4, ở mức 39,1% lợi nhuận, cao hơn 2 lần so với Singapore.
Tại buổi toạ đàm “Giảm gánh nặng chi phí, thúc đẩy doanh nghiệp tư nhân phát triển” ngày 23/8, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư Đặng Huy Đông cho biết đó là những con số quan ngại cho doanh nghiệp.
“Cần nhìn nhận vấn đề này một cách khách quan, cần chủ động rà soát lại, tìm ra những chi phí nào có thể giảm cho doanh nghiệp”, ông Đông nói.
Theo đánh giá của Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư, các loại chi phí kinh doanh chính thức của doanh nghiệp hiện đều có dư địa để giảm. Ông Đông lấy dẫn chứng về BOT, một trong những loại chi phí đang gây bức xúc cho người dân và doanh nghiệp.
“BOT là chi phí không hợp lý mà cả xã hội chúng ta đang phải chịu đựng. Lý do là vì khi triển khai BOT thì không theo một nguyên tắc, chuẩn mực nào cả”, ông Đông nói.
Ông Đông cho biết, trước đây Bộ Kế hoạch và đầu tư đã có thời điểm phản ứng và góp ý nhưng “không nghe”. “Không thể nói một câu chung chung về nguyên lí là chúng ta phải hài hoà lợi ích nhà nước, nhà đầu tư và người dân như vậy được”, ông Đông thẳng thắn nói.
Vị Thứ trưởng cũng đặt vấn đề, nếu hài hòa thì tại sao khi triển khai những dự án đầu tư theo hình thức BOT các cơ quan chức năng lại không công khai, minh bạch? Tại sao không đấu thầu các dự án, không công khai lưu lượng xe, nguồn vốn đầu tư?
“Chừng nào còn tù mù thì xã hội, người dân, doanh nghiệp còn phản ứng”, ông Đông nói.
Cũng theo ông Đông, không chỉ chi phí BOT, các loại chi phí khác như điện cũng vậy. “Cơ hội giảm giá điện có, tại sao chúng ta không bàn tới, bàn kỹ”, ông Đông cho biết.
Ông Đông cho rằng, việc giảm chi phí cho doanh nghiệp cần được làm mạnh mẽ, quyết liệt, cần được đối thoại công khai và minh bạch. Vì càng công khai minh bạch bao nhiều thì việc giảm chi phí càng dễ thực hiện.
“Chúng ta nêu ra vấn đề rồi mà không bàn kỹ về giải pháp thì không hiệu quả. Và đã nói đến giải pháp thì thì phải làm đến tận cùng, không chỉ là một cuộc họp mỗi ông phát biểu vài ba phút được”, ông Đông nêu quan điểm.
Về vấn đề chi phí không chính thức, ông Đông cho rằng: Đây chính là nạn tham nhũng vặt mà hậu quả không kém gì tham nhũng lớn, thậm chí ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế.
“Muốn xử lý tham nhũng vặt phải giảm thiểu sự giao tiếp giữa con người với con người. Đó là giải pháp Chính phủ điện tử, cung cấp dịch vụ công thông qua trực tuyến mà hiện nay chúng ta vẫn đang đẩy mạnh triển khai. Càng xử lý qua internet nhiều thì càng giảm thiểu được tham nhũng vặt, chi phí không chính thức”, ông Đông cho biết.
N.Mạnh
Theo BizLive
» Một dự án BOT hơn 3.800 tỷ đồng tại TP.HCM “dính” hàng loạt vi phạm
» Phát hoảng hơn 100 km “cõng” 5 trạm thu phí!
» Phát hiện sai phạm hơn 2.100 tỷ đồng tại 6 dự án BT, BOT ở TP.HCM
» Từ hợp đồng BOT: Đi tìm bên thứ 3 trong hợp tác công-tư
» Bộ đang bảo vệ lợi ích của ai trong bài toán BOT?
» Thanh tra Chính phủ: Nhiều trạm BOT sai vị trí, giá phí quá cao
» 'BOT là mảnh đất màu mỡ của quan hệ thân hữu'
» Thứ trưởng Bộ Giao thông: “Không di dời BOT Cai Lậy”
» Chủ BOT Cai Lậy: 'Trả dự án nếu dời trạm vào đường tránh'
» Giám đốc trạm thu phí Cai Lậy: 'Tài xế phản đối là việc của họ'
» Giá vé cho tất cả các loại ô tô qua trạm thu phí Cai Lậy được giảm
» Bộ trưởng Giao thông: Nhà đầu tư sẵn sàng giảm phí BOT Cai Lậy
» Giám sát BOT: “Báo cáo rất hay nhưng trách nhiệm rất nhẹ nhàng”
» Vụ trạm Cai Lậy: 10 câu hỏi gửi ông phó tổng cục trưởng
» Kiến nghị giảm phí trạm Cai Lậy
» Xả trạm thu phí Cai Lậy vì tài xế trả tiền lẻ, ùn tắc hơn nửa giờ