mới nhất Dân sinh Đô thị Di sản Thị dân Văn hóa Khoa học Lối sống Diễn đàn multimedia đô thị đặc thù người đô thị trò chuyện đời phố đời người

Ô nhiễm không khí nghiêm trọng: Làm sao để tránh bệnh tật?

 16:39 | Thứ sáu, 22/03/2019  0
Tình trạng ô nhiễm không khí được xem như xuất hiện những chất lạ trong không khí ở mức độ đáng kể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người hay môi trường sinh thái.

Ảnh: TL


Khi xét riêng, tác hại của việc ô nhiễm không khí đối với sức khỏe con người cơ quan bị ảnh hưởng đầu tiên là hệ hô hấp (tai mũi họng, phổi), kế đó là hệ tim mạch, dĩ nhiên nếu mức độ ô nhiễm càng cao thì việc ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người sẽ càng nặng nề.
Ô nhiễm không khí ngày nay nổi bật nhất đối với môi trường không khí trong nhà ở và đô thị Việt Nam được xét vào một trong 10 quốc gia có mức độ ô nhiễm không khí cao nhất.

Xét riêng hệ hô hấp, việc ô nhiễm không khí sẽ gây tác hại khi có sự hiện diện của một số chất như: khói thuốc lá là nguyên nhân chính dẫn đến ung thư phổi, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính… Ngoài ra, khí radon là một chất khí bức xạ tự nhiên từ bề mặt trái đất cũng là nguyên nhân gây ung thư phổi.
Đối với người đang mắc các bệnh hô hấp như: hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính hay viêm phế quản cấp hay mạn tính… thì việc ô nhiêm không khí có thể làm cho tình trạng bệnh khó kiểm soát, thậm chí là nặng hơn.

Chúng ta cần biết rằng phổi là một cơ quan trong cơ thể hoạt động hài hòa với các cơ quan khác và tự bản thân lá phổi nếu khỏe khoắn sẽ có chức năng tự bảo vệ và thanh lọc các chất độc.
Trên cơ sở đó, nếu chúng ta giữ lá phổi khỏe mạnh bằng cách không hút thuốc lá (chủ động và thụ động), đeo khẩu trang khi ra đường để tránh phần nào khói bụi, điều trị tốt các bệnh tại phổi như hen suyễn, viêm phổi, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính thì lúc đó lá phổi sẽ hoàn thành tốt chức năng tự bảo vệ và thanh lọc các khí độc.
Cần nói thêm rằng một cơ thể khỏe mạnh thường sẽ có một hệ hô hấp tốt và khả năng tự bảo vệ và thanh lọc các khí độc cũng tốt.

Mặc dù hiện nay tình trạng ô nhiễm không khí là báo động, đặc biệt trong môi trường đô thị, ví dụ như tại TP.HCM. Tuy nhiên, các bạn cũng không nên quá lo lắng, vì cơ thể chúng ta bình thường có một chức năng lọc khuẩn, lọc bụi rất tốt. Chức năng này nằm tại cửa ngõ đầu tiên của hệ hô hấp con người như vùng mũi hầu họng, khí quản, phế quản… Với những cơ quan này một cơ thể bình thường hoàn toàn có thể hạn chế hoặc ngăn chặn được các vi khuẩn, các hạt khí độc ở mức độ thông thường. 

Do vậy, các bạn không cần phải nghĩ đến việc cần vệ sinh mũi họng sau khi đi ra đường, chúng ta chỉ cần vệ sinh đơn giản bằng tay với nước sạch của khoang mũi bên ngoài là đủ.

Nếu bạn có bất kỳ những biểu hiện bất thường nào của hệ hô hấp như ho, khạc đàm, tức ngực, khó thở, khò khè hay nặng hơn là ho đàm dính máu… mà kéo dài trong vài ngày, 1-2 tuần thì rất nên đi kiểm tra sức khỏe hệ hô hấp.
Khi bạn đến các cơ sở chuyên khoa về Hô hấp, bạn sẽ được hỏi bệnh, thăm khám và làm các xét nghiệm từ đơn giản đến phức tạp (nếu cần thiết). Xét nghiệm đơn giản là chụp X-Quang phổi thẳng tiêu chuẩn, đo chức năng hô hấp, có thể làm xét nghiệm đàm nếu cần thiết. Những xét nghiệm chuyên sâu hơn là xét nghiệm máu, CT ngực, nội soi phổi… khi cần thiết để tìm bệnh.

BS-CK2. Lê Hồng Anh

(Giám đốc Trung tâm hô hấp, Phòng khám phổi Sài Gòn; có hơn 15 năm kinh nghiệm công tác tại Bệnh viện chuyên khoa khoa Lao - Phổi Phạm Ngọc Thạch, TP.HCM)

bài viết liên quan
để lại bình luận của bạn
có thể bạn quan tâm

Đọc tin nhanh

*Chỉ được phép sử dụng thông tin từ website này khi có chấp thuận bằng văn bản của Người Đô Thị.