mới nhất Dân sinh Đô thị Di sản Thị dân Văn hóa Khoa học Lối sống Diễn đàn multimedia đô thị đặc thù người đô thị trò chuyện đời phố đời người

Người có nguy cơ ung thư gan, bao lâu nên đi tầm soát?

 01:30 | Chủ nhật, 21/06/2020  0
“Khám sức khỏe định kỳ có phải ai cũng cần đi với tần suất như nhau không? Với người có nguy cơ mắc ung thư gan thì tần suất đi tầm soát các bệnh mạn tính như viêm gan có cần nhiều hơn so với người bình thường không?” - Mạnh Khương (Hà Nội)

Đến thời điểm hiện tại thì ung thư gan vẫn đứng hàng đầu ở Việt Nam về cả tỷ lệ mắc cũng như tỷ lệ tử vong. Đa số bệnh nhân ung thư gan đến khám bệnh thì đã ở giai đoạn muộn, kích thước khối u cũng to.

Ung thư gan thường gặp ở đối tượng có nguy cơ cao là nam giới trên 50 tuổi, uống rượu nhiều, những người nhiễm virus viêm gan B, C kèm uống rượu, cũng như tiền sử nhiễm độc…

Tôi cũng chia sẻ thêm, ở Nhật Bản họ có chương trình sàng lọc phát hiện sớm bệnh ung thư gan rất tốt, hơn 90% được sàng lọc tốt ở giai đoạn sớm, kích thước khối u khi đó còn rất nhỏ, dưới 2cm. Đó là họ nhờ vào chương trình sàng lọc khám sức khỏe định kỳ. Tuy nhiên, ở Việt Nam tỷ lệ phát hiện sớm hầu như thấp, chủ yếu phát hiện khi khám sức khỏe định kỳ hoặc tình cờ làm xét nghiệm máu, siêu âm ổ bụng thấy bất thường ở gan.

Do vậy, tôi khuyến cáo rằng, với các bệnh nhân có nguy cơ cao mắc ung thư gan như kể ở trên thì nên được sàng lọc phát hiện sớm bệnh ung thư gan mỗi 4-6 tháng.

Khám sàng lọc sớm ung thư gan thì thường bác sĩ khám lâm sàng kèm xét nghiệm siêu âm ổ bụng, phối hợp với bộ 3 xét nghiệm gọi là các chất chỉ định khối u máu: Alpha fetoprotein (AFP); AFP L3 và PICA2 để sàng lọc phát hiện sớm ung thư gan.

PGS-TS-BS. Phạm Cẩm Phương

(Giám đốc Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu, Bệnh viện Bạch Mai)

bài viết liên quan
để lại bình luận của bạn
có thể bạn quan tâm

Đọc tin nhanh

*Chỉ được phép sử dụng thông tin từ website này khi có chấp thuận bằng văn bản của Người Đô Thị.