mới nhất Dân sinh Đô thị Di sản Thị dân Văn hóa Khoa học Lối sống Diễn đàn multimedia đô thị đặc thù người đô thị trò chuyện đời phố đời người

“Nếu không làm nhanh, chúng ta sẽ không còn rừng Tây Nguyên nữa”

 08:59 | Thứ tư, 27/07/2016  0

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Duy Hữu (Đắk Lắk)

Thảo luận về Chương trình dự kiến xây dựng pháp luật năm 2017, đại biểu Quốc hội Nguyễn Duy Hữu (Đắk Lắk) cho biết: Thực tiễn dưới cơ sở ở Tây Nguyên cho thấy nếu không làm nhanh, chúng ta sẽ không còn rừng Tây Nguyên nữa.

Ông Hữu cho biết, rừng ở Tây Nguyên có thể nói đã đến đoạn cuối cùng của đoạn cạn kiệt do phá rừng để lấy gỗ, lấy đất để sản xuất, làm thủy điện dẫn đến tình trạng voi rừng đã đánh chết voi nhà.

"Thậm chí còn lại một mảnh rừng cuối cùng đó là Vườn quốc gia Yok Đôn người ta cũng lăm le làm nốt thủy điện ở lõi của vườn quốc gia này", ông Hữu nói.

Do vậy, theo đại biểu Hữu, dẫn đến tình trạng tỉnh muốn làm lễ hội phải đi xin nước của nhà máy thủy điện mới tổ chức được lễ hội đua voi trên sông Serepôk.

Ông Hữu cho rằng, để cứu lấy những mảnh rừng cuối cùng của Tây Nguyên, để giữ lại những giá trị của Tây Nguyên hùng vĩ cần xem lại dự kiến xây dựng Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2017, vì năm 2016 không kịp nữa.

"Tôi không biết tôi nói điều này Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có ủng hộ không, chuyển dự án Luật bảo vệ và phát triển rừng từ chương trình cho ý kiến tại kỳ họp thứ tư lên để cho ý kiến tại kỳ họp thứ ba và chúng ta sẽ xem xét thông qua tại kỳ họp thứ tư năm 2017", ông Hữu đề xuất và hy vọng rằng việc này tuy chậm nhưng vẫn còn kịp để cứu lấy những cánh rừng của Tây Nguyên.

Đây cũng là ý kiến duy nhất liên quan đến dự án luật này tại phiên thảo luận ngày 26.7 của Quốc hội. 

Liên quan đến nạn chặt phá rừng, hôm 21.7, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã giao Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng, UBND tỉnh Quảng Nam điều tra, làm rõ vụ việc phá rừng tự nhiên pơ mu tại tiểu khu 351 thuộc khu vực rừng phòng hộ Nam Sông Bung, huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam và xử lý nghiêm, kịp thời theo quy định của pháp luật.

Trước đó, ngày 9/7, trong lúc đi rừng, người dân xã La Dêê phát hiện vụ phá rừng quy mô lớn ngay tại khu vực cửa khẩu Nam Giang. Sau khi cơ quan chức năng vào cuộc điều tra đã phát hiện tại khu vực đường vành đai biên giới khu vực cửa khẩu nhiều điểm tập kết gỗ pơ mu đã cưa xẻ không rõ nguồn gốc có tổng khối lượng hơn 48m3.

Cuối tháng 6 vừa qua, tại hội nghị tìm các biện pháp khôi phục rừng Tây Nguyên, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chỉ đạo đóng tất cả cửa rừng tự nhiên để bảo vệ rừng trước tình trạng phá rừng để khai thác gỗ và chuyển đổi mục đích sử dụng như đại biểu Quốc hội Nguyễn Duy Hữu đề cập ở trên.

Quang Sơn - Mạnh Nguyễn 

Theo BizLive

» Bộ “ôm” nhiều luật để nhận tài trợ?

» Sớm thông qua Luật biểu tình để 'trả món nợ với nhân dân'

» Chủ tịch VCCI: Doanh nghiệp méo mặt vì luật 'ông chẳng bà chuộc'

» Ông Võ Kim Cự nói về cấp phép Formosa: Lại điệp khúc “đúng quy trình”

» Rất buồn vì họ “ăn không từ thứ gì, bán chẳng từ thứ gì”

» “Sao chưa thấy đại biểu Quốc hội miền Trung ý kiến gì về Formosa?”

» Quốc hội khoá 14 sẽ xem xét nghiêm túc Luật Biểu tình

bài viết liên quan
TAGS
để lại bình luận của bạn
có thể bạn quan tâm

Đọc tin nhanh

*Chỉ được phép sử dụng thông tin từ website này khi có chấp thuận bằng văn bản của Người Đô Thị.