Trước đó họ cũng đã thấy những chú gấu trúc có màu trắng xám ở vùng núi Quiling tỉnh Thiểm Tây nhưng đây là lần đầu tiên họ phát hiện được một chú gấu trúc bạch tạng theo chuẩn trắng toàn tập như vậy.
Những loài động vật bị bạch tạng thường vẫn sống khỏe mạnh, không có bất cứ sự khác thường nào trong cấu tạo cơ thể hay trong sinh hoạt. Chúng chỉ có hơi nhạy cảm với ánh sáng ban ngày mà thôi, và thêm một chút vấn đề về việc phải ẩn mình trong tự nhiên bởi màu da khác biệt của mình. Đó là với loài ăn thịt chứ với gấu trúc ăn lá thì chắc không có gì quá khó khăn trong kiếm ăn thế nên chú gấu trúc bạch tạng này có vẻ rất khỏe mạnh.
Hình ảnh em gấu trúc bạch tạng.
Qua phát hiện này các nhà chức trách dự kiến sẽ lắp đặt thêm các camera hồng ngoại để có thể có thêm thông tin về khu vực hoạt động và tình hình sức khỏe của bạn gấu trúc này. Thường thì khá khó phát hiện và nghiên cứu gấu trúc khi chúng sống ở ngoài tự nhiên bởi đặc tính sống cô độc và hay ở những vùng hiểm trở.
Để phục vụ nghiên cứu trung tâm bảo tồn này còn phát triển hẳn một phần mềm nhận diện khuôn mặt để phân biệt các con gấu trúc khác nhau với cơ sở dữ liệu hơn 10.000 ảnh được phân tích từ năm 2017 đến nay.
Một chú gấu trúc có màu trắng xám ở vùng núi Quiling tỉnh Thiểm Tây. Ảnh: Getty Images
Theo báo cáo năm 2016 của Liên hiệp quốc tế về bảo tồn tự nhiên thì hiện có khoảng 1.900 con gấu trúc đang sống ngoài tự nhiên. Có được điều này phần lớn là nhờ công lao của chính phủ Trung quốc trong bảo tồn loài động vật đáng yêu này.
Theo dự kiến các tổ chức bảo tồn sẽ chuyển trạng thái sinh tồn của loài gấu trúc từ bị đe dọa ở mức nguy hiểm - endangered, sang mức dễ tổn thương - vulnerable, một động thái khẳng định loài gấu trúc đang dần hồi phục về số lượng.
Tuy nhiên chính phía Trung Quốc lại đề nghị vẫn để nguyên trạng thái endangered bởi theo họ loài động vật này vẫn đang gặp nhiều khó khăn trong sinh tồn bởi chúng sinh sống rải rác ở rất nhiều nơi.
Hassler