mới nhất Dân sinh Đô thị Di sản Thị dân Văn hóa Khoa học Lối sống Diễn đàn multimedia đô thị đặc thù người đô thị trò chuyện đời phố đời người

Làm gì để giảm nguy cơ đột quỵ?

 15:55 | Thứ sáu, 02/02/2024  0
Hiện nay, đột quỵ (còn gọi là Tai biến mạch máu não) đang là mối quan tâm của toàn cầu do tính chất phổ biến và những hậu quả nghiêm trọng của căn bệnh thần kinh này gây ra.

Đột quỵ là nguyên nhân thứ 3 sau bệnh lý tim mạch và ung thư gây tử vong với khoảng 4,4 triệu người/năm. Tuy nhiên, căn bệnh này có thể phòng ngừa được những nguy cơ đột quỵ nếu chúng ta có chế độ ăn uống hợp lý và tăng cường vận động.

Ăn cá ít nhất hai lần một tuần có thể giúp giảm nguy cơ tử vong do bệnh động mạch vành. Ảnh: CTV


Cần có chế độ ăn uống lành mạnh

Ăn nhiều loại thực phẩm dinh dưỡng từ tất cả các nhóm thực phẩm. Có thể ăn nhiều lượng thức ăn nhưng cơ thể có thể không nhận được các chất dinh dưỡng cần thiết đủ để khỏe mạnh. Các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng có vitamin, khoáng chất, chất xơ và chất dinh dưỡng khác nhưng ít năng lượng (calo).

Vậy để có đủ các chất dinh dưỡng mà bạn cần, nên chọn các loại thực phẩm như rau, trái cây, các sản phẩm ngũ cốc nguyên hạt và các sản phẩm từ sữa không béo hoặc ít béo.

Ăn nhiều loại trái cây và rau quả có thể giúp bạn kiểm soát tốt cân nặng và huyết áp của bạn vì nó có nhiều chất vitamin, khoáng chất và chất xơ. Các loại thực phẩm ngũ cốc nguyên hạt chưa tinh chế, có chứa chất xơ có thể giúp giảm cholesterol trong máu của bạn và giúp bạn cảm thấy no, có thể giúp bạn kiểm soát cân nặng của bạn.

Ăn cá ít nhất hai lần một tuần. Nghiên cứu gần đây cho thấy rằng ăn dầu cá có chứa các axit béo omega-3 (ví dụ như cá hồi, cá trích) có thể giúp giảm nguy cơ tử vong do bệnh động mạch vành.

Năng lượng cần cung cấp mỗi ngày dựa vào độ tuổi và mức độ hoạt động thể chất để đạt được và duy trì trọng lượng cơ thể. Hạn chế ăn các loại thực phẩm và đồ uống có chứa lượng năng lượng cao nhưng lại ít chất dinh dưỡng, và hạn chế chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa (trans hay trans fat), cholesterol và natri. Chọn thịt nạc và thịt gia cầm mà không cần thêm chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa (trans).

Giảm bớt thực phẩm có chứa dầu thực vật hydro hóa một phần để giảm chất béo chuyển hóa (trans) trong chế độ ăn uống của bạn. Cắt giảm thực phẩm giàu cholesterol xuống ít hơn 300 mg mỗi ngày. Cắt giảm các loại đồ uống và thực phẩm giàu đường. Sử dụng ít hoặc không sử dụng muối trong chế biến. Mục đích để giảm ít hơn 1.500 mg natri mỗi ngày (tương đương 6g muối). Hạn chế sử dụng rượu bia (có thể sử dụng 1 ly mỗi ngày nếu bạn là một người phụ nữ và hai ly mỗi ngày nếu bạn là nam).

Làm cho bữa ăn dễ dàng hơn

Chia thành nhiều bữa ăn trong ngày. Cần ăn chậm và thoải mái trong bữa ăn. Ăn những thức ăn mà bạn muốn. Khuyến khích có bữa ăn nhẹ lành mạnh hoặc bữa nhỏ trong ngày.

Giảm phiền muộn, căng thẳng trong các bữa ăn. Xem xét bất kỳ vấn đề nhai hoặc nuốt. Một chế độ ăn tốt cho tim cũng tốt cho não của bạn.

Sử dụng ít hoặc không sử dụng muối trong chế biến. Ảnh: CTV


Tập thể dục mỗi ngày

Hoạt động thể lực cải thiện chức năng tim và mỡ bằng cách hạ thấp cholesterol toàn phần, làm giảm huyết áp và nhịp tim lúc nghỉ ngơi, làm giảm nguy cơ và mức độ nặng của bệnh tiểu đường bằng cách tăng độ nhạy cảm insulin. Hoạt động thể lực còn giúp cải thiện sức khỏe, sự cân bằng, độ bền và sức khỏe não lâu dài.

Ngoài những lợi ích thể chất, tập thể dục có thể tăng cường sự tự tin, giảm căng thẳng, trầm cảm và lo âu. Cân bằng số lượng năng lượng ăn vào và chế độ luyện tập thể lực mỗi ngày sẽ giúp duy trì trọng lượng cơ thể tốt nhất. Đi bộ hoặc tập các hoạt động thể lực khác ít nhất 30 phút mỗi ngày, để giảm cân, đốt cháy năng lượng ăn vào hàng ngày.

Kiểm tra huyết áp

Huyết áp cao có thể không có triệu chứng nào. Cách duy nhất để biết mình cao huyết áp là đo huyết áp. Nếu huyết áp cao, bạn nên có chế độ ăn uống, tập thể dục, nếu điều đó không hiệu quả, cần dùng thuốc ổn định huyết áp theo chỉ định của bác sĩ.

Ngưng hút thuốc lá

Thuốc lá là một trong những nguyên nhân sâu xa gây dẫn đến đột quỵ và nhiều bệnh khác, vì thế cần phải quyết tâm từ bỏ thuốc lá.

TS-BS. Trần Thanh Hùng

(Giảng viên Bộ môn thần kinh, Đại học Y Dược TP.HCM)

bài viết liên quan
để lại bình luận của bạn
có thể bạn quan tâm

Đọc tin nhanh

*Chỉ được phép sử dụng thông tin từ website này khi có chấp thuận bằng văn bản của Người Đô Thị.