Hợp tác xã dệt thổ cẩm Khmer của làng nghề Văn Giáo, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang được thành lập từ năm 2002, nhằm duy trì, phát triển nghề truyền thống lâu đời của địa phương. Một trong những bí quyết tạo màu sắc đẹp chất lượng cao cho sản phẩm là các nghệ nhân làng nghề đã dùng chất liệu từ tự nhiên để chế thuốc nhuộm, nhờ đó làm cho lụa óng ả mượt mà không bị đổ lông.
Chị Neang Samon, ở ấp Srây Skốth, xã Văn Giáo hàng ngày miệt mài bên khung dệt thổ cẩm Khmer truyền thống.
Các nghệ nhân dệt thổ cẩm Khmer Văn Giáo thường sử dụng kỹ thuật dệt ba lớp sợi tơ với ba màu khác nhau để làm ra sản phẩm khăn choàng, xà rông, hay các bức họa, khăn trải bàn phỏng theo các sự tích truyện cổ… với sự thay đổi và phối màu chỉ một cách công phu.
Những sản phẩm dệt thổ cẩm Khmer Văn Giáo mang nét đẹp đặc trưng riêng biệt.
Công đoạn nhuộm màu cho sợi dệt thổ cẩm Khmer là công đoạn rất quan trọng cho sự ra đời một sản phẩm hoàn chỉnh.
Một trong những bí quyết tạo màu sắc đẹp chất lượng cao cho sản phẩm là các nghệ nhân làng nghề đã dùng chất liệu từ tự nhiên để chế thuốc nhuộm, nhờ đó làm cho lụa óng ả mượt mà không bị đổ lông.
Sợi chỉ dệt thổ cẩm Khmer được nhuộm và phối màu công phu trước khi dệt.
Những người già với kinh nghiệm dệt thổ cẩm Khmer là người truyền lửa và duy trì nghề truyền thống cho các thế hệ sau.
Bài và Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN - Vietnamplus