Ảnh: TL
Từ thời đại mà ở đó con người sống dựa vào thiên nhiên bằng hái lượm rau quả và săn bắt thú đến thời hiện đại, con người cho dù với tư cách là cha mẹ hay với tư cách là thành viên xã hội đều luôn mang trong mìmh mong muốn ấy. Chúng ta gọi tất cả hoạt động được nuôi dưỡng bởi mong muốn đó là giáo dục và với ý nghĩa đó có thể nói giáo dục có mặt cùng với sự xuất hiện của lòai người và từ giờ về sau sẽ tiếp tục cùng nhân loại.
Tuy nhiên sự hiện hữu của giáo dục trên thực tế lại rất đa dạng tùy thuộc vào sự khác biệt của thời đại, sự khác biệt về địa điểm hoặc sự khác biệt về tình huống mà bản thân giáo dục nằm trong đó.
Cho dù là sự giả định căn cứ vào thành tựu khảo cổ đi nữa thì chắc chắn rằng trong bầy người nguyên thủy sống bằng săn bắt và hái lượm, hoạt động dạy dỗ hình thành nên lớp trẻ thạo việc hái lượm rau quả, săn đuổi thú rừng gần như là toàn bộ những hoạt động giáo dục của thời kì này.
Tuy nhiên, trong cộng đồng những người nông dân sống cố định cư ở một vùng đất nhất định thì cũng có thể người ta chú trọng vào hoạt động giáo dục chủ lực là tạo nên lớp trẻ tuân thủ luật lệ của cộng đồng và cần cù trong việc nông canh.
Ở thời trung đại khi tôn giáo là thế lực cai trị thì trong xã hội Ki-tô giáo việc giáo dục nên những con người Ki-tô giáo đóng vai chủ yếu của giáo dục.
Trong xã hội Phật giáo, tất nhiên cũng giống như thế, giáo dục nên những con người Phật giáo là ý nghĩa chủ yếu của giáo dục. Trong thế giới hiện tại thực tế giáo dục rất đa dạng và phức tạp. Nói trên thế giới có bao nhiêu nước thì có bấy nhiêu nền giáo dục cũng không phải là nói quá. Ít nhất là có giáo dục Mỹ, giáo dục Xô-viết, giáo dục Trung Quốc, giáo dục Anh, giáo dục Pháp, Giáo dục In-đô-nê-xi-a, giáo dục Hàn Quốc và giáo dục Nhật Bản của chúng ta.
Thực tế giáo dục của từng nước do sự khác biệt điều kiện phong thổ, văn hóa, kinh tế, chính trị có liên quan mà có những sự khác biệt rất đáng kể.
Hiện thực với sự khác biệt đáng kể của giáo dục hiện tại kể trên trong những điều kiện khác biệt về phong thổ,văn hóa, kinh tế, chính trị, đã chứng tỏ con người ngay từ khi lịch sử bắt đầu đã luôn đặt ra bài toán giáo dục. Và có thể thấy sự khác biệt ở nhiều khía cạnh giữa các nền giáo dục chính là câu trả lời của từng thời đại, từng dân tộc đối với bài toán giáo dục.
Bây giờ khi thử suy nghĩ về những ví dụ cụ thể đã đưa ra ở trên, khi đó giáo dục sẽ được nhận thức dưới dạng “giáo dục như thế nào?”. Một cách cụ thể thì cha mẹ, thầy cô giáo, các chính trị gia sẽ coi giáo dục là bài toán cần với yêu cầu “giáo dục con cái, giáo dục học sinh, giáo dục thế hệ trẻ như thế nào?” và câu trả lời được đưa ra sẽ tùy thuộc vào các bậc cha mẹ, người giáo viên và các chính trị gia.
Bằng cách này, từ lúc bắt đầu của lịch sử loài người, giáo dục đã được đặt ra giữa con người với tư cách là bài toán “giáo dục như thế nào?”. Đối với các bậc cha mẹ thì việc giáo dục con cái trở thành nhà kỹ thuật, nghệ sĩ hay thành cái gì khác trở thành vấn đề của giáo dục.
Hơn nữa, để làm được điều đó, thì sự dạy dỗ hay nói cách khác là sự chỉ đạo nào sử dụng những tài liệu nào để tiến hành cũng trở thành vấn đề đặt ra. Đối với người giáo viên, thì vấn đề đặt ra là giáo dục học sinh theo các nguyên tắc hay giáo dục một cách tự do. Đối các chính trị gia thì giáo dục thế hệ trẻ trở thành các chiến binh cường tráng hay những người yêu mến hòa bình sẽ trở thành vấn đề giáo dục.
Nếu nhìn lại lịch sử thì con người ở thời đại nào cũng thế, cho dù là bậc cha mẹ, thầy cô giáo hay chính trị gia đều không thể tránh khỏi những vấn đề này, ở điểm này thì chắc chắn từ giờ về sau cũng sẽ vẫn không thay đổi.
Những vấn đề được đưa ra dưới góc độ như thế thông thường được chúng ta gọi là vấn đề giáo dục và cũng có thể nói con người luôn đối mặt với những vấn đề giáo dục.
Tuy nhiên, đối với điều này thì cũng có trường hợp giáo dục trở thành bài toán không phải dưới hình thức “giáo dục như thế nào” mà là “thế nào là giáo dục?”. Nếu theo ví dụ như trên thì cũng có trường hợp giáo dục được đặt ra ở tư thế: sự thực vấn đề đặt ra đối với các bậc cha mẹ là giáo dục con trở thành nhà kỹ thuật hay thành nhà nghệ sĩ, hay sự thực vấn đề của người giáo viên là định giáo dục học sinh theo nguyên tắc, luật lệ hay giáo dục bằng tự do hay sự thực vấn đề đặt ra với nhà chính trị là giáo dục thế hệ trẻ thành các chiến binh cường tráng hay thành những người yêu mến hòa bình, từng sự thực này được nhận thức một cách khách quan với tư cách là sự thực, các tính chất hay sự liên quan tương hỗ của các sự thực được làm sáng tỏ ở mức có thể.
Tư thế này, trái ngược với tư thế đã được mô tả trước đó đặt ra vấn đề “giáo dục như thế nào?” một cách trực tiếp. Dù sao đi nữa giáo dục rõ ràng là có thể được phân chia ở một mức độ nào đó thành giáo dục đối với con cái, giáo dục dành cho học sinh và giáo dục quốc dân.
Thực ra hai tư thế này chẳng bao lâu sau đã được làm rõ rằng không phải bao giờ cũng hoàn tòan không có quan hệ gì. Tuy nhiên để làm rõ điều này thì dù sao đi nữ sự phân chia cũng là cần thiết.
Nguyễn Quốc Vương
(Trích dịch từ Giáo dục học toàn tập, tập 1, Tác giả: Matsui Minoru. Cuốn sách nằm trong xê-ri nhiều tập, xuất bản năm 1975 tại Nhật Bản)