Người dân New York vừa được khuyên dùng khăn vải thay cho khẩu trang, vì khẩu trang y tế và khẩu trang N95 chỉ dành cho bác sỹ. Việc tận dụng các loại vật liệu có thể đảm bảo ngăn được vi rút Corona không? Loại nào ngăn vi rút? Loại nào có thể tái sử dụng và biện pháp xử lý diệt khuẩn đối với các loại khẩu trang sử dung nhiều lần là gì? Khẩu trang N95 có thể dùng cồn để sát trùng và sử dụng nhiều lần được không? Khẩu trang dùng được bao lâu?
BS Giang Thạch Thảo - Khoa Gây mê hồi sức, Bệnh viện Nhi Trung ương: Vi rút Corona lây nhiễm qua hai con đường chính: do bàn tay sờ vào bề mặt có vi rút hoặc do hít thở không khí có chứa các giọt bắn và giọt gel có vi rút. Việc rửa tay ngăn chặn được con đường thứ nhất và việc đeo khẩu trang có thể ngăn được con đường thứ hai.
Khẩu trang y tế có thể ngăn được 90% các loại vi rút. Còn khẩu trang vải có mức ngăn chặn thấp hơn (khoảng 3%), và chỉ ngăn được các loại giọt bắn to, có kích thước lớn (trên 5 μm) chứ không ngăn được cái giọt gel, hoặc giọt vi khí airborne như khẩu trang y tế và N95.
Khẩu trang N95 có lỗ lọc lên tới 0.3 μm, ngăn được 95% các vi rút. Do vậy, nếu có điều kiện thì dùng khẩu trang N95 và khẩu trang y tế là tốt nhất.
Lý do phía Mỹ ra khuyến có như vậy là do sự khan hiếm thiết bị y tế. Ngoài ra, khẩu trang vải có một số ưu điểm như có thể tái sử dụng, giữ lại hơi ấm, hơi ẩm tại vùng mũi miệng, có thể dùng nhiều lớp (mỗi lớp tăng 2% khả năng, nhưng đương nhiên không thể dùng quá nhiều). Có thể tăng khả năng diệt khuẩn cho khẩu trang vải bằng cách ngâm nước muối bão hòa. Tuy nhiên cách này chưa được kiểm định.
Đông đảo người dân chen lấn, chật vật mua khẩu trang y tế vào ngày 16.2.2020 tại chợ thuốc trên đường Nguyễn Giản Thanh Q.10, TP.HCM. Ảnh: Tấn Đạt/Bào Thanh Niên
Về vấn đề tái sử dụng các loại khẩu trang, khuyến cáo không tái sử dụng khẩu trang y tế. Một biện pháp đã được các y bác sĩ làm là phun ẩm khẩu trang và quay 3 phút trong lò vi sóng ở mức 800W để nước sôi và diệt khuẩn tuy nhiên cách này chưa kiểm chứng.
Đối với N95, việc xịt cồn không thể đảm bảo diệt khuẩn vì không chắc rằng cồn sẽ len lỏi được vào mọi góc. Ngoài ra, phun cồn có thể làm ẩm khiến các vi khuẩn thấm vào khẩu trang, hoặc làm hỏng khẩu trang có hại nhiều hơn có có lợi. Cách để tái sử dụng các loại khẩu trang N95, có thể tia cực tím để diệt khuẩn khẩu trang. Cần có phòng riêng với hệ thống đèn, cần được sử dụng trong các cơ sở y tế.
Tôi làm ở trong phòng mổ, khuyến cáo những chiếc khẩu trang y tế chỉ nên sử dụng trong vòng khoảng 6 tiếng liền thôi, thế nhưng thực tế thì hàng ngày thay khẩu trang được 2 lần trong điều kiện bình thường, còn trong điều kiện thiếu thốn như thế này thực sự là nhân viên y tế được phát mỗi người một cái/ngày thôi.
Về khẩu trang N95 thì có thể dùng nó tùy theo mức độ khuyến cáo sử dụng của mỗi loại bởi công dụng bắt và giữ các vi khuẩn, nhưng luôn luôn cần phải nhớ rằng: bề mặt ngoài của khẩu trang rất bẩn và nó sẽ chứa các virus ở bên đấy, cho nên việc tháo ra và đeo lại thao tác phải rất cẩn thận (nếu như khẩu trang vẫn còn trong thời hạn sử dụng). Nếu như dùng khẩu trang N95 mà bạn thấy vẫn có thể thở được qua đấy thì khẩu trang đó chưa đến mức bão hòa nên có thể dùng được, nhưng không quá 3 ngày.
BS Vũ Minh Điền - Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương: Về khẩu trang, dịch COVID-19 này là một chủng virus corona rất mới, chúng ta hiểu biết về nó hết sức ít ỏi, phải tìm hiểu thêm.
Trong giai đoạn hiện nay, ba biện pháp vô cùng quan trọng để ngăn chặn và phòng đại dịch là:
(1) Đường lây: lây qua đường giọt bắn, là do chúng ta nói chuyện, ho, hắt hơi ra các giọt bắn. Khi nói thông thường thì nó phát tán khoảng 1m2, có thể tới 2m, tùy theo điều kiện gió, độ ẩm; và nó sẽ lở lửng trong không khí không quá 15 phút thì nó sẽ rơi và bám trên các bề mặt. Như vậy, biện pháp quan trọng nhất là chúng ta đeo khẩu trang để hạn chế phát tán là chính, còn để phòng từ người phát tán ra thì là mục tiêu thứ yếu.
(2) Đường tiếp xúc: virus lơ lửng trong không khí một lúc xong sẽ rơi xuống bề mặt và chúng ta chạm vào và vô tình đưa lên các niêm mạc dễ xâm nhập và gây bệnh.
Thị trường hiện có hai loại khẩu trang: che chắn bụi thông thường (khẩu trang vải, 3M) và khẩu trang y tế (hai loại là khẩu trang ngoại khoa/surgical mask và N95).
Khẩu trang ngoại khoa có đặc tính là có hai mặt: 1 mặt trắng có tính thấm nước thì ta đeo vào trong để khi ta nói, ho ra thì nước/dịch bắn ra sẽ bám vào đấy; 1 mặt ngoài màu xanh chống thấm nước, nếu bị bắn vào thì virus rơi xuống, chú ý nếu có mặt gờ thì là để vuốt xuống, tránh ngửa lên vì như vậy virus sẽ đọng, rơi ở đấy.
Theo tiêu chuẩn thì khẩu trang có ít nhất ba lớp, trong đó lớp giữa là lớp ngăn virus, vi khuẩn, vi sinh vật nói chung. Ta cần đeo khẩu trang đúng loại, đúng kỹ thuật thì hy vọng phòng được. Nếu như không phải đại dịch như hiện nay,chúng ta đeo một lần rồi bỏ, không khuyến cáo là dùng lại. Trong đại dịch, chúng ta thiếu nguồn cung, thì có thể dùng lại.
Về clip trên VTV2, có bạn xịt cồn, cho vào lò vi sóng quay trong vòng 3 phút để diệt virus, đấy cũng chỉ là nói miệng, chưa có căn cứ khoa học.
Về khẩu trang N95, có người đưa ra sáng kiến là xịt cồn vào mặt trước của khẩu trang N95, tuy nhiên cũng chưa có khuyến cáo nào như thế vì có thể làm tắc lỗ màng lọc gây khó thở, và cái lỗ màng lọc của khẩu trang rất là nhỏ (3 micro-mét). Nếu đã đeo rồi thì chỉ đeo được 10-15 phút thôi là thấy khó chịu lắm, vì nó ứ Co2, khiến anh nhức đầu. Nên nếu chỉ để đeo ra tiếp xúc thông thường thì không khuyến cáo dùng N95, loại khẩu trang này chỉ dùng trong trường hợp mà nhân viên y tế làm các thủ thuật mà có nguy cơ tạo ra các giọt ebon (dưới 5 micro-mét) mới khuyến cáo dùng; hoặc với các bác sĩ tác nghiệp trực tiếp bệnh nhân thì cũng dùng một lần rồi bỏ, không nên tái sử dụng. Các nhân viên ý tế khác thì cũng chỉ đeo khẩu trang ngoại khoa.
BTV