mới nhất Dân sinh Đô thị Di sản Thị dân Văn hóa Khoa học Lối sống Diễn đàn multimedia đô thị đặc thù người đô thị trò chuyện đời phố đời người

Đón đọc Người Đô Thị phát hành ngày 9.8

 14:04 | Thứ hai, 09/08/2021  0
Hai cuộc trò chuyện thú vị của Người Đô Thị với “Nobel xanh” Goldman 2021 Nguyễn Văn Thái về bảo tồn thiên nhiên và TS. Đặng Hoàng Giang về chuỗi dự án giúp người trầm cảm, cùng tuyến bài dự báo đô thị hậu đại dịch Covid-19; Anh Bờm bán cơm Nụ Cười; Ngôi trường Pháp đầu tiên tại Đà Lạt; TP.HCM hơn 60 ngày giãn cách: Nhìn từ xã hội công dân; Mùi hương cát mốc; Thời nón nỉ; Từ “kích động nhạc” đến nhạc trẻ; Lãng đãng giữa sàng khô lóc…

Với sự tham gia của các chuyên gia, cây bút, nhà báo, nhiếp ảnh gia: Đoàn Khắc Xuyên, Nguyễn Thế Thanh, Nguyễn Vĩnh Nguyên, Võ Diệu Thanh, Phạm Công Luận, Phúc Tiến, TS. Nguyễn Minh Hòa, TS. Ngô Thị Phương Lê, Nguyễn Hàng Tình, Trần Trung Chính, TS. Đặng Việt Dũng, Duy Thông, Trâm Anh, Phạm Trường Sơn, Lê Quỳnh, Hoàng Phương Anh, Nguyễn Quang Diệu, Huỳnh Trọng Khang, Trần Bung, PGS-TS. Nguyễn Thị Bay, Tạ Tri, Minh Hoàng, Tấn Khải, Suzi Eszterhas… 

Được sự đồng hành của doanh nghiệp và bạn đọc, số báo này Người Đô Thị phát tặng 500 cuốn ở các bệnh viện dã chiến và bệnh viện điều trị Covid-19 tại TP.HCM.

>> Hotline đặt báo & quảng cáo: 0909005730    

>> Đặt báo giấy Người Đô Thị  

>> Danh sách các đại lý, sạp báo bán Tạp chí Người Đô Thị

NHÂN VẬT ẢNH BÌA

Giám đốc Trung tâm Bảo tồn động vật hoang dã Việt Nam Nguyễn Văn Thái là người Việt Nam thứ hai, và là nhà bảo tồn Việt Nam đầu tiên được trao giải “Nobel xanh” Goldman 2021 bởi những nỗ lực bảo tồn tê tê, một trong mười loài động vật có vú hoang dã có nguy cơ tuyệt chủng cao nhất thế giới nhưng lại bị buôn bán nhiều nhất thế giới. Việt Nam là điểm nóng đặc biệt.

Nguyễn Văn Thái đã dành cho Người Đô Thị cuộc trò chuyện trong bối cảnh bộn bề dịch bệnh Covid-19, nhưng người ta vẫn không thể phớt lờ những cảnh báo từ thiên nhiên do sự tàn phá của con người...

Lê Quỳnh thực hiện - Ảnh: Suzi Eszterhas

Hậu họa vô hình (TS. Ngô Thị Phương Lê). Đại dịch Covid-19 đã gây ra nhiều hậu quả không mong muốn trên khắp thế giới, nhưng nếu nhìn theo cách lạc quan thì đây chính là cơ hội để các nhà cầm quyền nhìn rõ các vấn đề đang còn tồn tại về giáo dục, việc làm cũng như sức khỏe tâm thần của người dân…

Vẫn muốn làm “người trần gian” (Đoàn Khắc Xuyên). Trong đại dịch, không chỉ con người mà nghe như cả Trái đất cũng đang vặn mình kêu đau. Nghe những quy luật tự nhiên trước nay vẫn được xem là quy luật, nay dường như đang thay đổi, rõ nhất là trong lĩnh vực khí hậu…

Đô thị hậu Covid-19 (TS. Nguyễn Minh Hòa). Đại dịch Covid-19 khiến nhân loại phải bình tĩnh để nhìn lại và phải thay đổi, từ toàn cầu đến từng quốc gia và mỗi cá nhân. Có thể nói đây là nhân tố tác động mạnh nhất đến sự thay đổi mang tính toàn cầu trong lịch sử, với hệ quả lan tỏa đến từng tế bào của xã hội…

Giữ công viên và cây xanh trong và sau đại dịch (Phúc Tiến). Rồi đây, sau đại dịch chúng ta sẽ phải thức tỉnh, rằng không cần thêm nữa những trung tâm mua sắm đồ sộ, những cơ sở thương mại và giải trí cao tầng theo dạng “hộp kín” chất đầy những yếu tố rủi ro chưa tiên liệu hết…

Tìm “trụ đỡ” cho người nghèo sau đại dịch (Phạm Trường Sơn). Mặc dù từ thiện rất hiệu quả trong việc giải cứu tức thời cũng như xóa đói, nhưng không giải quyết căn cơ của việc giảm nghèo cũng như cải thiện cuộc sống của họ nhằm đạt được đích đến là thoát nghèo…

TP.HCM hơn 60 ngày giãn cách nhìn từ xã hội công dân: Tiền rất cần và tình rất quý (Nguyễn Thế Thanh). Khi nói không để người nghèo bị bỏ rơi trong những ngày giãn cách vì dịch bệnh thì đâu phải chỉ là hàng trăm tỷ ngân sách chi hỗ trợ cho lao động tự do với mức 1,5 triệu đồng/người; mà còn phải nói đến hàng vạn người tự nguyện cho đi tiền bạc, công sức, thời gian của riêng mình để chung tay chống dịch…

Anh Bờm bán cơm Nụ Cười (Trần Bung). Bờm tên thật là Nguyễn Tập, một kiến trúc sư, một guitarist, một cây bút ký sự tài hoa và là tác giả của “Học với chuyên gia” - một kết nối độc đáo mọi người trong xã hội để “kiếm cơm cho người khó”…

Người Già Chuyện: Diễn biến nào không phức tạp?

Ngôi trường Pháp đầu tiên tại Đà Lạt (Nguyễn Vĩnh Nguyên). Sự xuất hiện của trẻ con gốc Á nói chung, người Việt nói riêng ngày càng nhiều trong các lớp học; đánh dấu khuynh hướng giáo dục Pháp - bản xứ” tại ngôi trường từng ghi dấu ấn hiện diện của văn hóa - giáo dục Pháp nơi thành phố mang vẻ đẹp phương Tây giữa miền núi đồi cao nguyên Việt Nam.

Mùi hương cát mốc… (Nguyễn Hàng Tình). Cam Ranh dạy cho nó, là tôi, biết sự tồn tại thực sự của con người, khi có mặt trong vũ trụ phải là đương đầu, chống chọi chứ không phải phẳng bằng, thụ hưởng. Dư vị xứ biển của nó thế đấy. Cái ký ức đã mốc, cái mùi cát mốc xa xỉ…

Khát khô dòng ký ức (Võ Diệu Thanh). Nước về đồng bằng đã không còn theo quy luật mang tên con nước rong con nước kém. Không còn những buổi tối ngồi nghe người lớn nhắc về mưa nước lên mưa nước giựt cũng như con nước phân đồng. Để rồi dòng nước ít ỏi còn đọng giữa đồng bằng vừa khô cạn vừa nghèo nàn, món ăn vừa thiếu khoáng trầm trọng và thừa thuốc bảo vệ thực vật…

Thời nón nỉ (Phạm Công Luận). Trong 23 năm làm nhân viên cửa hàng Kim Phát ở cửa Tây chợ Bến Thành từ năm 1953, ba tôi chỉ đội nón nỉ khi ra đường. Cái nón nỉ của ông, người Bắc gọi là mũ phớt, màu vàng nâu, vành nhỏ, có băng vải lụa viền màu nâu đậm. Cũng có loại nón khác làm bằng nỉ nhưng người ta chỉ dùng tên “nón nỉ” cho loại nón này…

Chủ trương sáp nhập đơn vị hành chính Tỉnh: “Đơn vị hành chính còn là lịch sử, văn hóa, tập quán...” (Duy Thông). Bộ Nội vụ đã công bố tiêu chí về diện tích, dân số để nhắm tới việc thực hiện sápnhập 20 đơn vị hành chính cấp tỉnh, rồi ngay sau đó, cũng chính bộ này cho hay chưa đề nghị lên Chính phủ hay các cấp thẩm quyền xem xét sáp nhập bất cứ tỉnh nào… Luật sư Nguyễn Tiến Lập dành cho Người Đô Thị cuộc trò chuyện về vấn đề này.

Người Đô Thị ra mắt chuyên đề mới về đô thị đặc thù:

Nhận diện đô thị công nghiệp

- Đồng bộ quá trình phát triển khu công nghiệp và khu đô thị (TS. Đặng Việt Dũng). Sự tách biệt giữa Khu công nghiệp và khu đô thị làm tăng thêm chi phí vận chuyển, thời gian đi lại, gây vấn nạn ùn tắc giao thông, giảm năng suất lao động, giảm hiệu quả tích tụ của nền kinh tế…

- Tìm đô thị công nghiệp trong cuộc công nghiệp hóa (Trần Trung Chính). Đại dịch Covid-19 khốc liệt đã và đang xuất lộ, làm rõ nhiều hiện tượng xã hội rất lớn, mà làn sóng “rút chạy khỏi vùng dịch” cùng sự cư trú tạm bợ của các gia đình công nhân có thể thuộc số các sự kiện tiêu biểu...

Đặng Hoàng Giang và đường dây nóng giúp người trầm cảm (Trâm Anh). Cuốn sách Đại dương đen của TS. Đặng Hoàng Giang ghi lại câu chuyện của những người trầm cảm, cùng các mô hình lý giải căn bệnh và các phương pháp trị liệu chính, sắp phát hành tháng 8.2021. Đường dây nóng Ngày mai chuyên dành cho những người trầm cảm đã đi vào hoạt động từ ngày 12.5.2021. Không gian chữa lành Vườn Xả tại Buôn Ma Thuột cũng đang đi vào giai đoạn hoàn thiện. TS. Đặng Hoàng Giang đã chia sẻ với Người Đô Thị về những dự án này.

Nhạc trẻ Sài Gòn (Kỳ 1): Từ “kích động nhạc” đến nhạc trẻ (Hoàng Phương Anh). Sau nửa thế kỷ, phần lớn những tên tuổi trong làng nhạc trẻ Sài Gòn đã mất nhưng các ca khúc thì vẫn còn được yêu thích, nhiều ca sĩ hôm nay vẫn chọn để biểu diễn và thu âm...

“Thảm họa khí hậu”: Bách khoa thư về chuyển đổi công nghệ xanh của Bill Gates (Nguyễn Quang Diệu). Bill Gates không phải là chuyên gia có thẩm quyền về khoa học biến đổi khí hậu như chính ông thừa nhận nhưng cách viết bình dị, lượng kiến thức có được từ nhu cầu lắng nghe học hỏi các chuyên gia hàng đầu trên thế giới, cùng những ví dụ sinh động được lồng ghép khiến cuốn sách trở nên dễ đọc…

Lê Khải Việt: “Sử liệu chính là đối tượng của câu chuyện” (Huỳnh Trọng Khang). Lê Khải Việt vừa xuất hiện trên văn đàn bằng tập truyện ngắn Chuyến bay tháng ba. Chỉ gói gọn trong khoảng 150 trang sách, tác giả đã gây được sự quan tâm nhất định với độc giả. Người Đô Thị có cuộc trò chuyện cùng Lê Khải Việt...

Nhạc sĩ Lê Quang: “Đám cưới bạc” sau bạo bệnh (Minh Hoàng - Tấn Khải). Nhạc sĩ Lê Quang vừa có một “đám cưới bạc” nhiều cảm xúc với ca sĩ Cam Thơ tại Mỹ, sau biến cố sức khỏe cắt bàn chân phải bị nhiễm trùng vì bệnh tiểu đường. Để bạn đọc có thêm thông tin căn bệnh mà Tổ chức Y tế Thế giới cảnh báo là “kẻ giết người thầm lặng”, chúng tôi ghi nhận ý kiến chuyên gia sức khỏe.

Khẩu trang ướp tinh dầu ngăn nhiễm Covid-19? (PGS-TS-BS. Nguyễn Thị Bay)

Lãng đãng giữa sàng khô lóc (Tạ Tri). Hiện nay đa số hàng khô lóc miền Tây được rao bán trên thị trường đều là hàng nuôi. Thường chúng được phơi từ nửa nắng đến một nắng. Đành ngậm ngùi thương nhớ thời vang bóng của những bao khô lóc đồng hình rẻ quạt, đang “núp lùm” trong bồ lúa mùa!

Cùng nhiều thông tin đời sống đô thị thú vị khác, Người Đô Thị số 111 với giá bán: 21.600 đồng, phát hành rộng rãi trên các sạp báo toàn quốc từ ngày 9.8.

Trân trọng mời bạn đọc,

Người Đô Thị

>> Hotline đặt báo & quảng cáo: 0909005730   

>> Danh sách các đại lý, sạp báo bán Tạp chí Người Đô Thị

>> Đặt báo giấy Người Đô Thị  

bài viết liên quan
để lại bình luận của bạn
có thể bạn quan tâm

Đọc tin nhanh

*Chỉ được phép sử dụng thông tin từ website này khi có chấp thuận bằng văn bản của Người Đô Thị.