mới nhất Dân sinh Đô thị Di sản Thị dân Văn hóa Khoa học Lối sống Diễn đàn multimedia đô thị đặc thù người đô thị trò chuyện đời phố đời người

Đón đọc Người Đô Thị phát hành ngày 24.2

 18:00 | Thứ sáu, 24/02/2023  0
Trong số này: Từ du lịch tâm linh đến đô thị tâm linh; Khi chân giá trị bị rẻ rúng; Thành phố và chuyện con khỉ đi lạc; Phim Việt có quyền mơ Oscar?; Hẻm Hàng gòn và miễu Ngũ Hành trăm năm; Giữ gìn và kiến tạo Thương cảng Sài Gòn - chứng tích thành phố mở; Kho tri thức khổng lồ và khả năng “học nói” của ChatGPT; Trần Hải Anh: “Nếu hiểu mẹ thì sẽ hiểu đất nước mình hơn”; Trên cánh đồng lúa định hướng hữu cơ; Ai dễ bị rối loạn lo âu xã hội như Lương Triều Vỹ?...

Với sự tham gia của các chuyên gia, cây bút, nhà báo, phóng viên ảnh: Trần Lê Quỳnh, Đoàn Khắc Xuyên, Nguyễn Vĩnh Nguyên, Phạm Công Luận, Phúc Tiến, Nguyễn Hàng Tình, Phạm Minh Quân, Huỳnh Trọng Khang, Hiệu Minh, Duy Thông, Trâm Anh, Thượng Tùng, Quốc Ngọc, Nguyễn Đình, Bung Trần, Nam Anh, Trang Ngọc, PGS-TS. Đinh Điền, TS. Gary Bettinson, Chủ tịch VTA Lê Văn Hiệp, ThS-BS. Đàm Văn Đức, Người Già Chuyện, Mớ, Giang Huy, Trung Dũng, Hữu Đức, Hoàng Khải,…   

>> Hotline đặt báo & quảng cáo: 0901854010    

>> Đặt báo giấy Người Đô Thị  

>> Danh sách các đại lý, sạp báo bán Tạp chí Người Đô Thị

CÂU CHUYỆN ẢNH BÌA

Không khó để nhận ra du lịch tâm linh đang trở thành xu hướng chủ đạo trên bản đồ du lịch Việt. Dòng chủ lưu du lịch tâm linh mạnh đến nỗi đang hiện diện một “làn sóng” nâng tầm nó trong các văn bản quy hoạch cũng như định hướng phát triển của nhiều chính quyền địa phương. Và khi chuyển dịch sang ngôn ngữ quy hoạch, nó khoác lên mình một danh xưng mới - “đô thị du lịch tâm linh”.

Một khi tính chất du lịch, thương mại và dịch vụ lớn hơn tính chất tâm linh, hướng thượng và về nguồn, thì tâm linh có nguy cơ trở thành một loại “kỹ nghệ du lịch”…

Bài: Phạm Minh Quân (Phó Viện trưởng Viện Nhân học Văn hóa)

Ảnh bìa: Giang Huy

Khi chân giá trị bị rẻ rúng... (Đoàn Khắc Xuyên). Nếu liệt kê cho đầy đủ thì danh sách những danh hiệu, những giá trị giả, ảo, hoặc kém thực chất kiểu như trên còn dài. Chúng mọc lên như nấm sau mưa, trên cái nền của sự trống vắng những chân giá trị được thực sự tôn trọng và đề cao trong xã hội…

Thành phố và chuyện con khỉ đi lạc (Nguyễn Vĩnh Nguyên). Thỉnh thoảng có một bản tin con khỉ đi lạc hay người đàn ông cưỡi ngựa đi vào trung tâm (và bị cảnh sát thổi phạt vì hóa ra anh ta đang làm quảng cáo cho một hãng xe công nghệ) làm cho tôi thấy thế giới nghiêm trang và đơn điệu mà mình đang sống có thể bật cười khi bất ngờ bị lộn trái mọi trật tự…

Hẻm Hàng gòn và miễu Ngũ Hành trăm năm (Phạm Công Luận). Lớp trẻ lớn lên ở Phú Nhuận ngày nay không mấy ai biết cái tên hẻm Hàng Gòn. Nhưng cách nay nửa thế kỷ, đó là cái tên quen thuộc của cư dân cố cựu vùng đất này…

Giữ gìn và kiến tạo Thương cảng Sài Gòn - chứng tích thành phố mở (Phúc Tiến). 163 năm trước, tin truyền nóng hổi trên điện tín và báo chí thế giới cho biết sông Sài Gòn và cảng Sài Gòn ở châu Á được mở cửa. Tàu thuyền các nước được tự do ra vào và đặc biệt được miễn thuế xuất nhập khẩu…

Tham nhũng giáo dục (Duy Thông). Tham nhũng trong giáo dục khiến các gia đình phải chấp nhận đầu tư cho con cái chi phí cao hơn, bất bình đẳng trong cơ hội học hành, khiến cho xã hội phải nhiều phen đau đớn với những trường hợp như người mẹ tuyệt mệnh nhằm lấy tiền phúng điếu trả học phí cho con…

Lời nguyện cầu trên chiếc bè lang thang (Nguyễn Hàng Tình). Ngày nay, trật tự mới đâu không thấy, chỉ thấy ló dạng một kiểu làm thuộc địa mới, thâm hiểm và man rợ hơn, diễn ra ở khắp các nước nghèo và nhỏ. Trong bối cảnh nhiễu loạn giá trị này, các giống nòi yếm thế sẽ về đâu? Chấp nhận mọi kiểu rối loạn mà kẻ chơi mới khác tạo ra là đang “ổn định” ư?

Từ xếp hạng nhà vệ sinh của Hà Nội và TP.HCM: Cản trở từ quan niệm xã hội đến chính sách thực hiện (Quốc Ngọc). Nikkei Asia vừa đăng kết quả khảo sát TP.HCM và Hà Nội xếp gần cuối bảng 69 thành phố du lịch toàn cầu về mật độ nhà vệ sinh công cộng/km2. Ông Lê Văn Hiệp (Chủ tịch Hiệp hội Nhà vệ sinh Việt Nam) cho biết: “Tôi đi làm việc nhiều tỉnh, thành và thật sự buồn mỗi khi đề xuất đặt nhà vệ sinh công cộng ở những nơi đắc địa đều bị cho là phản cảm. Đây là một quan niệm mà chúng ta cần thay đổi…”

Trên cánh đồng lúa định hướng hữu cơ (Thượng Tùng). Thử nghiệm thành công 100 ha lúa canh tác đnh hướng hữu cơ tại huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu nhen lên hy vọng nâng cấp chuỗi giá trị lúa gạo, cải thiện năng lực cạnh tranh, tạo ra hiệu ứng lan tỏa góp phần giải quyết nhiều thách thức của vùng châu thổ liên quan đến sức khỏe cộng đồng, môi trường…

Kho tri thức khổng lồ và khả năng “học nói” của ChatGPT (Nam Anh). “Sự thông minh” vượt trội của ChatGPT từ khi ra mắt vào tháng 11.2022 đã lập tức tạo cơn bão dư luận với nhiều cách tiếp cận khác nhau về tương lai của trí tuệ nhân tạo (AI). Người Đô Thị trao đổi với PGS-TS. Đinh Điền (Giám đốc Trung tâm Ngôn ngữ học tính toán, Đại học Khoa học Tự nhiên TP.HCM) về sự có mặt của ChatGPT, một chatbot hoàn toàn khác với phương thức tương tác trước đây giữa máy và con người.

AI làm, ai chịu? (Hiệu Minh). Mỗi khi thế giới có công nghệ mới mang tính đột phá thì tranh cãi là đương nhiên. Nobel từng hối tiếc, giá như ông đừng nghĩ ra thuốc nổ. Nhưng ông không sáng tạo thì người khác sẽ làm. Vấn đề dùng thuốc nổ như thế nào là do con người, đôi lúc bảo vệ hòa bình cũng cần sức công phá…

ChatGPT thông minh cỡ nào? (Người Già Chuyện)

“Hoàng tử bé” làm kinh tế vừa đủ (Bung Trần).  Võ Tấn Tân của Taboo Bamboo ở Hội An là truyền nhân đời thứ ba của gia tộc làm tre. Mặc kệ khách khứa đông tới mức nào, ngày cuối tuần là Tân đóng cửa nghỉ để ở nhà chơi với con. Vô tình, cách sống, cách kinh doanh của anh trùng với khuynh hướng đang trỗi dậy hiện nay của cộng đồng doanh nhân trẻ thế giới: kinh tế vừa đủ…

Matsuo - Gã trai Nhật bền chí cùng sản vật Việt (Nguyễn Đình). Cách đây hơn 3 năm, khi nghe Matsuo Tomoyuki bảo: “Tôi sẽ đưa đặc sản 63 tỉnh thành Việt Nam sang thị trường Nhật”, hiếm người tin. Bẵng đi một thời gian, gặp lại Matsuo ở Sài Gòn dịp cuối năm, anh cười khoe: “Tháng 3.2023, tôi mang đặc sản Việt đến Trung tâm Triển lãm quốc tế Tokyo Big Sight”.

Ai đi săn áng mây trời? (Huỳnh Trọng Khang). Nằm ở tỉnh Sơn La cách Hà Nội hơn hai trăm cây số, Tà Xùa vài năm trước vẫn còn là một vương quốc mây bí ẩn trước khi những Sống lưng Khủng long, Mũi Cá heo, Cây Cô đơn trở thành những địa điểm du lịch và lữ khách từ khắp miền đổ về phá vỡ cái tịch lặng ngàn năm của miền non cao xứ Bắc Yên nọ…

Phim Việt có quyền mơ Oscar? (Trần Lê Quỳnh). Giải thưởng điện ảnh Oscar lần thứ 95 dự kiến công bố ngày 12.3.2023. Làm thế nào để điện ảnh Việt Nam có được thành công như kỳ tích mà một số nước châu Á từng làm được? Người Đô Thị có cuộc trao đổi với Tiến sĩ Gary Bettinson, giảng viên lý thuyết điện ảnh Đại học Lancaster, Anh quốc. Ông cũng là tổng biên tập tạp chí Điện ảnh châu Á (Asian Cinema).

Trần Hải Anh: “Nếu hiểu mẹ thì sẽ hiểu đất nước mình hơn” (Trâm Anh). Ký ức của người mẹ - đạo diễn Việt Linh về 7 năm thanh xuân sống trong chiến khu, được kể lại qua góc nhìn của cô con gái, tác giả Trần Hải Anh, người Pháp gốc Việt và họa sĩ Pauline. Tác phẩm truyện tranh đặc biệt này vừa được NXB Ankama in lần đầu tiên tại Pháp và xuất hiện tại một trong những liên hoan truyện tranh lớn nhất thế giới: Angoulême.

Công chúa Đồng Xuân: Vén ẩn tình, bày lịch sử (Trang Ngọc). Với Công chúa Đồng Xuân, nhà văn Trần Thùy Mai đã khắc họa lại toàn bộ bức tranh lịch sử triều Nguyễn giai đoạn bắt đầu đương đầu trực tiếp với cuộc xâm lăng của nước Pháp, qua một chân dung bi kịch cá nhân…

Tranh truyện: Trận đánh đẹp (Mớ)

Nhạc sĩ Đức Trí: Gió phiêu du từ miền ký ức (Minh Anh). Với tập sách này, những kỷ niệm, những gương mặt, những bóng hình… trong âm nhạc Đức Trí đã hiện lên một cách sáng rõ và nhiều ấn tượng. Tựa như gió phiêu du, do đó, vừa là một lời tri ân, nhưng cũng là một chương kết cho khoảng thời gian anh từng có - với âm nhạc, với khán giả và dư âm chung.

Ai dễ bị rối loạn lo âu xã hội như Lương Triều Vỹ? (Hữu Đức - Hoàng Khải). Ngôi sao điện ảnh Lương Triều Vỹ vừa tiết lộ ông mắc hội chứng rối loạn lo âu xã hội: “Tôi luôn cảm thấy choáng ngợp, căng thẳng, mệt mỏi khi có mặt tại sự kiện đông người…”. Để bạn đọc hiểu rõ hơn chứng bệnh này, chúng tôi ghi nhận ý kiến chuyên môn của bác sĩ.

Cùng nhiều thông tin đời sống đô thị thú vị khác, Người Đô Thị số 129 với giá bán: 21.600 đồng, phát hành rộng rãi trên các sạp báo toàn quốc từ ngày 24.2.

Trân trọng mời bạn đọc,

Người Đô Thị

>> Hotline đặt báo & quảng cáo: 0901854010   

>> Danh sách các đại lý, sạp báo bán Tạp chí Người Đô Thị

>> Đặt báo giấy Người Đô Thị

bài viết liên quan
để lại bình luận của bạn
có thể bạn quan tâm

Đọc tin nhanh

*Chỉ được phép sử dụng thông tin từ website này khi có chấp thuận bằng văn bản của Người Đô Thị.