Với sự tham gia của các chuyên gia, cây bút, nhà báo: Nguyễn Vĩnh Nguyên, Hồ Anh Thái, Nguyễn Trương Quý, Phúc Tiến, TS-KTS. Lê Văn Năm, TS. Nguyễn Thị Hậu, Đỗ Lai Thúy, Nguyễn Thị Ngọc Hải, PGS-TS. Nguyễn Thị Minh Thái, ThS-KTS. Huỳnh Xuân Thụ, Lê Đại Anh Kiệt, Nguyễn Hàng Tình, Nguyễn An Nam, Trâm Anh, Bung Trần, Lam Chiêu, Thượng Tùng, Minh Hoàng, Hữu Đức, TS-BS. Tăng Chí Thượng, PGS-TS. Nguyễn Thanh Hiệp, Cao Thanh Bình, Trần Duy Hưng, BS. Nguyễn Thị Kim Oanh, Mớ, Thiên An, Quốc Ngọc, Hoàng Quân, Chí Hùng, Anh Tuấn, Hữu Tiến…
>> Hotline đặt báo & quảng cáo: 0901854010
>> Danh sách các đại lý, sạp báo bán Tạp chí Người Đô Thị
CÂU CHUYỆN ẢNH BÌA
TS-KTS. Lê Văn Năm (nguyên Kiến trúc sư trưởng TP.HCM; nguyên Chủ tịch Hội Kiến trúc sư TP.HCM) và ThS-KTS. Huỳnh Xuân Thụ (nguyên Giám đốc Trung tâm Thông tin quy hoạch TP.HCM) đã dành thời gian khảo sát và phác thảo phương án ý tưởng quy hoạch cảnh quan bờ sông Sài Gòn đoạn từ bến Nhà Rồng đến cầu Sài Gòn, từ đó đề xuất chính quyền TP.HCM ý tưởng quy hoạch, xây dựng “con đường di sản” kết nối công viên ven song khu trung tâm Sài Gòn, đoạn đường từ cầu Tân Thuận (quận 4) đến cầu Sài Gòn (Bình Thạnh)…
Minh Hoàng – Hữu Đức
Ảnh: Chí Hùng
Công viên - tư viên, công cộng và... tư cộng (Nguyễn An Nam). Khi nguyên tắc tham gia tài trợ, xã hội hóa không theo một chuẩn mực chung, lại được tiến hành manh mún vào nhiều thời kỳ “lịch sử” khác nhau, việc tới ngang đâu chia phần ngang đó, thì mỗi nhà đầu tư sẽ can dự vào một ít theo cách của mình, khó có thể đảm bảo giá trị nhất quán cho cảnh quan công cộng…
Đi tìm phiên chợ lấy lá thay tiền (Lê Đại Anh Kiệt). Khách đi chợ không cần mang theo lá bởi ngay đầu chợ, một nhóm thanh niên vừa giữ trật tự hướng dẫn khách đậu xe vừa cấp ngay “tín dụng” là một nắm lá cho khách tha hồ mua hàng. Với lá trong tay khách có thể mua hàng thỏa thích, mỗi chiếc lá là một phần hàng…
Lộc trời dưới đỉnh Ngọc Linh (Thượng Tùng). Tò mò về ngôi làng tỷ phú sâm Ngọc Linh thúc hối chúng tôi lên đường tìm về Trà Linh, xã xa nhất thuộc Nam Trà My - huyện miền núi cao nhất thuộc tỉnh Quảng Nam trong những ngày đầu xuân...
Đi chơi Sài Gòn thu nhỏ xuyên thế kỷ (Phúc Tiến). Người Việt xây dựng Sài Gòn hơn 300 năm, nhưng tuổi đời vùng đất này đã bắt đầu từ trước thế kỷ thứ nhất. Chân dung Cần Giờ thế kỷ XXI như thế nào vẫn đang là đề tài lớn để các nhà khoa học và các nhà hoạch định chính sách nghiên cứu, phác họa. Rất mong Cần Giờ sẽ không trở thành “bản sao” của một Vũng Tàu đông đúc…
Đình làng nơi đô thị (TS. Nguyễn Thị Hậu). Trong đợt khảo sát các di tích lịch sử văn hóa chưa được xếp hạng tại TP.HCM vừa qua, chúng tôi ghi nhận một tình trạng khá nan giải đối với nhiều đình làng. Đó là những ngôi đình có tuổi đời chỉ trên dưới trăm năm khi áp tiêu chí loại hình lịch sử - văn hóa trong Luật Di sản Văn hóa vào những ngôi đình này thì không đủ, mà đưa sang tiêu chí loại hình “kiến trúc nghệ thuật” thì không phù hợp…
Người Già Chuyện: Hút máu, có vú, biết bay…
BÀN TRÒN
Y tế cơ sở: Cần thay đổi mô hình quản trị
TP.HCM - địa phương bị ảnh hưởng nặng nề nhất trong các đợt bùng phát đại dịch Covid-19 vừa qua, cũng là nơi mà hệ thống y tế chịu áp lực lớn và bộc lộ nhiều bất cập, không chỉ về khả năng ứng phó khẩn cấp mà còn cho thấy những hạn chế ở tầm chính sách và quy định pháp luật. Chuyên đề bàn tròn số này, Người Đô Thị mời các nhà quản lý và các chuyên gia thảo luận về những vấn đề tồn tại liên quan đến mô hình quản lý y tế, chính sách thanh toán bảo hiểm xã hội..., và đề xuất nhiều giải pháp khắc phục.
Các khách mời là: TS-BS. Tăng Chí Thượng (Giám đốc Sở Y tế TP.HCM); PGS-TS-BS. Nguyễn Thanh Hiệp (Hiệu trưởng Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, TP.HCM); ông Cao Thanh Bình (Trưởng ban Văn hóa - Xã hội HĐND TP.HCM); ông Trần Duy Hưng (Giám đốc Công ty Monitor Consulting, chuyên gia tư vấn của World Bank); BS. Nguyễn Thị Kim Oanh (nguyên Trưởng phòng khám Bác sĩ gia đình P.9, Q.10, TP.HCM).
Thực hiện: Quốc Ngọc - Hoàng Nhung
Sứ mệnh và nguyên tắc (Hồ Anh Thái). Gửi người ra nước ngoài lao động thực chất là một cuộc đi bán mồ hôi nước mắt, có khi mất cả danh dự nhân phẩm. Dù là sứ mệnh kinh tế thì vẫn phải bảo đảm danh dự và quốc thể. Dù là sứ mệnh trị an với toàn nhân loại thì vẫn phải lường trước rủi ro và thiệt hại máu xương…
“Ánh nê-ông pha biếc buổi chiều...” (Nguyễn Trương Quý). Năm 1988, Nhà máy Điện Yên Phụ chấm dứt hoạt động. Một năm sau đó, Nhà máy Thủy điện Hòa Bình bắt đầu phát điện, theo sau là những nhà máy điện khác, dần chấm dứt tình trạng thiếu điện ở Hà Nội và miền Bắc. Lưu Quang Vũ mất năm 1988, không kịp chứng kiến thành phố bình thản thắp đèn thâu đêm…
Thăm nhà văn Nguyễn Mạnh Tuấn sau khi đọc Linh ứng (Nguyễn Thị Ngọc Hải). Cuốn sách đa tầng, qua câu chuyện cuốn hút của tâm linh, còn đem lại hiểu biết về lịch sử, chiến tranh và hòa bình, số phận con người và Hà Nội một thời…
Tác giả Võ Hà: Khoảng trống cần lấp đầy về Trường Sa năm 1988! (Nguyễn Vĩnh Nguyên). Cuốn Trường Sa 1988 - Hồ sơ một sự kiện lịch sử của Võ Hà (Phanbook & NXB Đà Nẵng, 2021) là bộ tài liệu chính thống có ý nghĩa thúc đẩy tiến trình tìm hiểu vấn đề Trường Sa từng bước được trực tiếp và tỏ tường hơn. Võ Hà dành cho Người Đô Thị cuộc trao đổi thẳng thắn về cuốn sách đang gây chú ý của anh…
Khoảng trống mờ mịt của hội hè miên man (Lam Chiêu). Vẫn còn nhiều người viết cần được kẻ khác phát hiện ra mình và tìm thấy sự tồn tại mình trong một tập thể có nhiều người tương đồng về mục đích: coi một ghế trong hội là lẽ sống và cùng đích của việc viết thay vì tìm kiếm sự tồn tại ngay trên giá trị tác phẩm...
Đọc Hương rừng Cà Mau nghĩ về sinh thái học tư duy (Đỗ Lai Thúy). Bây giờ sự cân bằng sinh thái của nền văn minh miệt vườn cũng đang bị phá vỡ. Mang tư duy của người đồng bằng Bắc bộ vào cải tạo đồng bằng sông Cửu Long là một sai lầm...
Tranh truyện: Tránh vỏ dưa gặp thánh lừa (Mớ)
Nhớ Bảy Bạch, Lục Vân Tiên của sân khấu Nam bộ (PGS-TS. Nguyễn Thị Minh Thái). Và ông đã để lại giữa đời một sản phẩm cũng thật đẹp dù không phải là sản phẩm sân khấu: tiến sĩ khảo cổ học Nguyễn Thị Hậu, tưởng chẳng liên hệ gì đến nghề sân khấu của cả đời ông Bảy. Cha và con đã không đi chung đường nghệ thuật dù ông Bảy rất cưng chiều con gái út...
Đạo diễn Trần Hữu Tấn: “Tự tôn dân tộc là điều nên có” (Trâm Anh). Kiên trì chọn thể loại phim kinh dị cho 3 tác phẩm đầu tay: Bắc kim thang, Rừng thế mạng và mới nhất là Chuyện ma gần nhà - phim vừa có doanh thu trên 50 tỷ đồng chỉ sau vài ngày công chiếu, đạo diễn Trần Hữu Tấn đã dành cho Người Đô Thị một cuộc trò chuyện.
Sống sâu như Tùng UFO (Bung Trần). Tôi nghĩ Tùng nếu không phải dạng người sống bằng năng lượng chữa lành của những khu rừng thì chắc phải thuộc nhóm sợ đám đông, chứ ai đời nhà sáng lập công ty khởi nghiệp mà suốt ngày tắm suối với nướng cá xa lánh cộng đồng? Những ngày đầu năm
2022, foodmap.asia do Tùng sáng lập đã gọi vốn thành công 2,9 triệu USD để mở rộng quy mô hoạt động…
Cuộc đời là một bữa tiệc… (Nguyễn Hàng Tình). Người ta đang nhầm lẫn giữa thành tựu khoa học kỹ thuật với thành tựu văn minh của loài người, giá trị nhân tính, phẩm giá của loài. Nhân tính thụt lại so với khoa học kỹ thuật, rất xa. Chưa bao giờ trái đất hỗn loạn như bây giờ…
Trầm cảm: cảnh giác tiếng nói lạ thôi thúc tự sát (Anh Tuấn - Hữu Tiến). PGS-TS-BS. Bùi Quang Huy (Trưởng khoa Tâm thần Bệnh viện Quân y 103) lưu ý có đến 75% các trường hợp tự sát có nguyên nhân là trầm cảm chủ yếu, vì vậy không được xem thường triệu chứng này. Khi phát hiện ra ý định tự sát ở bệnh nhân trầm cảm thì phải điều trị nội trú cho bệnh nhân trong các bệnh viện có chuyên khoa tâm thần…
Cá úp chậu… giải cơn sầu (Thiên An). Con chép tươi căng, mẩy xuân thì, được hóa kiếp, đem tẩm ướp tinh tươm với hành, ngò, thì là, ớt, sả… bỏ vào cái chậu, úp lên bờ ruộng, chất rơm rạ xung quanh và “nổi lửa lên em”. Món cá úp chậu ra đời, ngon phê quên cả cái lạnh sầu đông nơi đất Bắc…
Cùng nhiều thông tin đời sống đô thị thú vị khác, Người Đô Thị số 117 với giá bán: 21.600 đồng, phát hành rộng rãi trên các sạp báo toàn quốc từ ngày 24.2.
Trân trọng mời bạn đọc,
Người Đô Thị
>> Hotline đặt báo & quảng cáo: 0901854010