mới nhất Dân sinh Đô thị Di sản Thị dân Văn hóa Khoa học Lối sống Diễn đàn multimedia đô thị đặc thù người đô thị trò chuyện đời phố đời người

Doanh nghiệp Nhật chọn Việt Nam là đối thủ cạnh tranh với Indonesia và Philipin

 17:19 | Thứ ba, 06/02/2018  0
Khoảng 70% doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam được khảo sát có phương châm “mở rộng hoạt động”. Đây là tỉ lệ cao so với các nước trong khu vực, theo khảo sát tình hình hoạt động năm 2017 của doanh nghiệp Nhật Bản tại Châu Á và Châu Đại Dương. Có 12.000 doanh nghiệp Nhật Bản tại 20 quốc gia và lãnh thổ tham gia cuộc khảo sát này. 

Theo kết quả khảo sát, lý do chính để “mở rộng hoạt động” là “doanh thu tăng” chiếm 88%; và “tính tăng trưởng cao, tiềm năng cao (46%), trong đó khối dịch vụ chiếm 60%. 

Đây là một trong những nội dung công bố của Tổ chức xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) vào sáng ngày 6.2.2018.

Khảo sát được thực hiện với 652 doanh nghiệp Nhật tại Việt Nam, chiếm 1/4 số lượng doanh nghiệp Nhật Bản đang hoạt động tại Việt Nam (hơn 2.500 doanh nghiệp tính đến hết năm 2017); trong đó, 2/3 doanh nghiệp thuộc lĩnh vực sản xuất, 1/3 doanh nghiệp dịch vụ. 

Trong Top 10 dự án nước ngoài đầu tư vào Việt Nam năm 2017, có 4 trong 5 dự án đứng đầu là về cơ sở hạ tầng như xây dựng nhà máy phát điện. Trong đó có 3 dự án là đầu tư mới từ Nhật Bản, trong đó có 2 dự án nhiệt điện là Nhà máy nhiệt điện Nghi Sơn 2 và nhà máy nhiệt điện Vân Phong 1. Ảnh: TL 

Tuy nhiên, kết quả khảo sát cũng cho thấy, các doanh nghiệp Nhật tại Việt Nam hiện nay đang phải đối diện với nhiều rủi ro. 

Cụ thể, hơn 50% doanh nghiệp chỉ ra “hệ thống pháp lý chưa hoàn thiện, vận dụng luật thiếu thiếu minh bạch”; ngành công nghiệp phụ trở còn non kém, chưa phát triển, đã kéo dài suốt chục năm nay, tiếp tục xếp thứ 4 từ dưới lên trong tổng 15 quốc gia khảo sát (khu vực ASEAN, Tây Nam Á, Châu Đại Dương). 

Trong năm hạng mục rủi ro hàng đầu trong đầu tư, rủi ro về “chi phí nhân công tăng cao” (chiếm 60%), “cơ chế, thủ tục thuế phức tạp” (40%) tăng mạnh so với năm 2016.  

Ông Takimoto Koji, Trưởng đại diện văn phòng JETRO TP.HCM cho biết, trong lựa chọn đầu tư ở đâu, thì Việt Nam là đối thủ cạnh tranh với Indonesia và Philipin. Trong đó, Việt Nam có các lợi thế là dân số đông và chính trị ổn định; Indonesia có ưu thế dân số đông; còn Philipin có lợi thế về trình độ tiếng anh tốt.

“Đối tượng so sánh chủ yếu ở đây là các doanh nghiệp sản xuất, quy mô lao động trẻ, chi phí đầu tư,…”, ông Takimoto Koji cho biết thêm. 

Ngoài ra, mặc dù tỉ lệ “100% xuất khẩu” của doanh nghiệp Nhật tại Việt Nam giảm so với năm 2016 (gần 30% nhưng vẫn thuộc top cao), nhưng Việt Nam vẫn phải nhập khẩu nhiều linh kiện cho sản xuất. 

“Vì vậy, việc nâng cao tỉ lệ cung ứng nội địa của Việt Nam là rất quan trọng. Tuy nhiên, hiện nay tỉ lệ cung ứng nội địa ở Việt Nam chỉ mới ở khoảng 33%, giảm nhẹ so với năm 2016; vẫn thấp hơn Trung Quốc 76%, Thái Lan 56%, Indonesia là 45%, Philipin và Maylaysia.”, ông Takimoto Koji nói.

Theo đó, cần tiếp tục có các đối sách hỗ trợ với ngành công nghiệp hỗ trợ. 

Cũng theo khảo sát, trong mảng khai thác thị trường tại nước sở tại, có thể nói các sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp Nhật có ưu thế và chất lượng dễ dàng được người tiêu thụ chấp nhận. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp chỉ ra rằng, “đào tạo và đảm bảo nguồn nhân lực” là vấn đề. 

Khảo sát trên đã thực hiện với gần 12.000 doanh nghiệp Nhật Bản tại 20 quốc gia và lãnh thổ. 

L.Quỳnh 

 

bài viết liên quan
để lại bình luận của bạn
có thể bạn quan tâm

Đọc tin nhanh

*Chỉ được phép sử dụng thông tin từ website này khi có chấp thuận bằng văn bản của Người Đô Thị.