Đối với các thuốc hóa chất khi điều trị, ngoài tác dụng lên tế bào ung thư thì cũng có tác dụng phụ với tế bào lành. Phần lớn các bệnh nhân đều bị mệt mỏi, đặc biệt với bệnh nhân ung thư dạ dày và đường tiêu hóa nói chung thì bình thường tác dụng phụ lên đường tiêu hóa làm bệnh nhân không muốn ăn uống, với bệnh nhân ung thư dạ dày (cắt dạ dày), người bệnh còn gặp khó khăn hơn nữa.
Người bệnh cần có chế độ ăn hợp lý với các bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng. Còn với tác dụng phụ rụng tóc, đây là tác dụng không ai mong muốn, có thể làm người bệnh mặc cảm. Mỗi hóa chất có tác dụng khác nhau (có hóa chất rụng tóc ngay từ đầu) có hóa chất rất lâu mới rụng. Với ung thư dạ dày phác đồ điều trị có nhiều thuốc khác nhau, nếu phải dùng thuốc mà bị rụng tóc là khó tránh khỏi và cũng phải trao đổi giữa lợi ích điều trị và tác dụng phụ cần cân đối, bởi rụng tóc cũng chỉ là tạm thời, sau đó tóc có thể mọc lại.
Hiện nay có nhiều thuốc, phương pháp hiện đại, hóa chất mới… trong đó có thuốc hỗ trợ quá trình điều trị hóa chất, thuốc giảm nôn đối với các phác đồ hóa chất mạnh, thuốc hỗ trợ giảm hồng cầu, bạch cầu…Tuy nhiên, tác dụng phụ còn tùy thuộc vào cơ thể người bệnh, người bệnh cũng cần xác định tin tưởng, chiến đấu để có tinh thần thoải mái. Mệt mỏi là trạng thái tổng thể của áp lực về tinh thần, thay đổi thể chất. Tổng hòa từ người bệnh, bác sĩ, gia đình người bệnh… cùng chiến đấu với bệnh tật.
TS-BS. Phùng Thị Huyền
(Trưởng khoa Nội Quán Sứ, Bệnh viện K Trung ương)