mới nhất Dân sinh Đô thị Di sản Thị dân Văn hóa Khoa học Lối sống Diễn đàn multimedia đô thị đặc thù người đô thị trò chuyện đời phố đời người

Chữa bệnh bằng tía tô: dùng sao cho đúng?  

 19:13 | Thứ bảy, 08/05/2021  0
“Ở quê tôi nhiều người từ lâu đã quen dùng những bài thuốc dân gian với lá tía tô tươi. Gần đây, tôi thấy có những dược phẩm quảng cáo chiết xuất từ tía tô khô. Xin hỏi cách dùng nào thì sẽ có hiệu quả hơn?” - Hồng Vân (TP.HCM)

Nếu sử dụng tía tô với liều lượng đủ khi ăn hoặc theo yêu cầu của việc điều trị thì công dụng của hai loại tươi và khô không khác nhau. Ảnh: TL


Từ nghìn năm trước, khi chưa có sự phát triển của nền y học hiện đại, con người tìm tòi trong thực phẩm và các phương tiện tự nhiên để chữa bệnh. Tía tô xuất hiện rất sớm và được sử dụng nó để điều trị khá nhiều loại bệnh cho cơ thể.

Tất cả bộ phận của cây tía tô đều được sử dụng làm thuốc điều trị. Trong Đông y, người ta gọi lá tía tô là tô diệp, hạt tía tô là tô tử, cành, thân là tô ngạnh, rễ là tô căn. 

Nếu sử dụng tía tô với liều lượng đủ khi ăn hoặc theo yêu cầu của việc điều trị thì công dụng của hai loại tươi và khô không khác nhau. Khi dùng trong thực phẩm, chúng ta có thể dùng tía tô tươi. Tuy nhiên, khi dùng làm thuốc để điều trị bệnh, chúng ta dùng tía tô khô sẽ tốt hơn. Bởi tía tô tươi có nhiều nước nên chúng ta phải dùng một lượng rất lớn. Khi chúng ta dùng 20g lá tía tô khô cùng với một số thành phần khác có thể có hiệu quả. Độc vị của tía tô có thể dùng tới 30g lá khô. Như vậy nếu sử dụng tía tô tươi với liều lượng 200 - 300g thì liệu rằng chúng ta có thể ăn nổi không. Để đảm bảo liều lượng cho yêu cầu khi điều trị bệnh, chúng ta nên dùng tía tô khô sẽ tốt hơn.

Trong toa thuốc đông y, các thầy thuốc thường kê 8g tô tử để điều trị ho, long đờm hoặc 12g để điều trị hen suyễn. Trong trường hợp bị viêm phế quản, viêm họng hoặc tiêu chảy, thầy thuốc dùng 20g tô diệp để điều trị.

Như vậy, trong Đông y, tía tô được dùng làm thuốc dưới dạng khô. Họ sẽ rửa sạch cây tía tô và đem phơi khô âm can, tức là phơi trong mát, không được phơi ngoài nắng. Hoặc có thể sấy khô tía tô với nhiệt độ thích hợp để loại bỏ hết nước. Các dược thảo được dùng làm thuốc dưới dạng khô để sử dụng được lâu và không bị mốc, bị ẩm do thành phần nước.

Do đó, dù là phơi hay sấy tía tô đều phải ở nhiệt độ thích hợp để loại bỏ hết nước nhưng không làm tổn hại các thành phần còn lại. 

Trong Đông y, tía tô thường được sử dụng dưới dạng khô với những tên gọi như trên, không dùng tên tía tô.

PGS-TS-BS. Nguyễn Thị Bay 

(Nguyên Trưởng bộ môn Y học cổ truyền, Đại học Y dược TP.HCM)

bài viết liên quan
để lại bình luận của bạn
có thể bạn quan tâm

Đọc tin nhanh

*Chỉ được phép sử dụng thông tin từ website này khi có chấp thuận bằng văn bản của Người Đô Thị.