mới nhất Dân sinh Đô thị Di sản Thị dân Văn hóa Khoa học Lối sống Diễn đàn multimedia đô thị đặc thù người đô thị trò chuyện đời phố đời người

Bất ngờ về những đối tượng tiêu thụ cao hổ cốt

 06:15 | Thứ tư, 31/07/2019  0
Qua các phân tích về người tiêu thụ sản phẩm từ hổ dựa trên khảo sát của tổ chức vào năm 2017, tổ chức Traffic vừa công bố nhóm người cần nhắm tới cho mục tiêu tuyên truyền không sử dụng cao hổ cốt.

Vào năm 2017, TRAFFIC đã thực hiện một đánh giá trực tuyến về thị trường tiêu thụ các sản phẩm từ hổ, đồng thời tiến hành các khảo sát định lượng lẫn định tính ở Hà Nội và TP.HCM.

Một trong những kết quả cho thấy, chỉ có 17% số người không sử dụng các sản phẩm từ hổ cho biết: họ không dùng sản phẩm từ hổ vì chúng bất hợp pháp.

Một trong những kết quả khảo sát.

Theo đó, TRAFFIC vừa công bố báo cáo "Người tiêu thụ sản phẩm từ hổ – Đề xuất thông điệp kêu gọi giảm nhu cầu tiêu thụ".

Dựa trên kết quả khảo sát định tính, TRAFFIC cho biết quyết định tập trung tuyên truyền "không sử dụng các sản phẩm từ hổ" vào nhóm người tiêu thụ trong độ tuổi 45-59.

Nhóm tuổi này chiếm phần lớn những người mua sản phẩm từ hổ để làm quà tặng.

Bên cạnh đó, dữ liệu định tính cũng cho thấy rằng những người tiêu dùng trẻ tuổi sẵn sàng thay đổi hơn.

Từ dữ liệu khảo sát người tiêu thụ, TRAFFIC đã chỉ ra nhóm người đại diện cho người sử dụng cao hổ cốt như sau:

Nhóm người tiêu thụ là nam giới ở thành phố:

Nhóm người tiêu thụ là nữ giới ở thành phố:

Theo TRAFFIC, việc khảo sát và chỉ ra nhóm người đại diện sử dụng cao hổ cốt trên nhằm đưa ra các đề xuất thông điệp kêu gọi giảm nhu cầu tiêu thụ không sử dụng các sản phẩm từ hổ, trong đó có việc sử dụng cao hổ cốt.

Quần thể hổ hoang dã Panthera Tigris ở Châu Á đang bị đe dọa.

Theo Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN), quần thể hổ tự nhiên của Việt Nam chỉ còn ít hơn 5 con. Mặc dù vậy, hổ có thể không còn ở Việt Nam nữa.

Rất nhiều nghiên cứu, khảo sát đã chỉ ra rằng, nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm từ hổ ở Châu Á, đặc biệt tại Việt Nam và Trung Quốc, là nguyên nhân chính thúc đẩy tình trạng suy giảm số lượng của loài này.

Tại Việt Nam, nhu cầu tiêu thụ xuất phát từ niềm tin vào các đặc tính được cho là có thể chữa bệnh và trừ tà của sản phẩm từ hổ.

L.Quỳnh

 

bài viết liên quan
để lại bình luận của bạn
có thể bạn quan tâm

Đọc tin nhanh

*Chỉ được phép sử dụng thông tin từ website này khi có chấp thuận bằng văn bản của Người Đô Thị.