mới nhất Dân sinh Đô thị Di sản Thị dân Văn hóa Khoa học Lối sống Diễn đàn multimedia đô thị đặc thù người đô thị trò chuyện đời phố đời người

Ai cần tầm soát túi phình mạch máu não?

 18:10 | Thứ bảy, 23/11/2024  0
Phình mạch máu não thông thường thường không có từ lúc sinh, không phải bệnh lý bẩm sinh. Phần lớn phình mạch phát triển sau 40 tuổi.

Những người có tiền sử gia đình vỡ phình mạch não có đến 30% khả năng mắc túi phình mạch máu não. Những người có tiền sử gia đình vỡ phình mạch máu não thường có xu hướng mắc túi phình ở độ tuổi trẻ hơn. Bệnh thận đa nang cũng liên quan đến nguy cơ phình mạch máu não, nên cần tầm soát ở những đối tượng này.

Chụp CT mạch máu não (CTA) và chụp MRI mạch máu não (MRA) là hai phương tiện chính để chẩn đoán hoặc tầm soát bệnh lý mạch máu não nói chung hoặc túi phình mạch máu não nói riêng.

Hiện nay, ứng dụng chuỗi xung TOF3D trong MRI thường quy, có thể dựng hình mạch máu não mà không cần tiêm thuốc tương phản. Điều này phù hợp cho việc tầm soát túi phình mà hạn chế lo ngại về việc liều tia xạ (đối với CT) hoặc phải tiêm thuốc như MRA mạch máu não trước đây.

 Một trường hợp bệnh nhân phình động mạch cảnh trong (T), kính thước khoảng 10mm, được phát hiện nhờ tầm soát bằng MRI không tiêm thuốc tương phản tại phòng khám Ngọc Minh (          TP.HCM). Dựng hình bằng chuỗi xung TOF3D. Bệnh nhân được tư vấn điều trị can thiệp mạch dự phòng


Chụp DSA mạch máu não được xem là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán.

Đối với phình mạch máu não vỡ, cần phải can thiệp sớm nhất có thể vì nguy cơ vỡ lại cao. Lựa chọn cụ thể loại can thiệp nào (phẫu thuật hoặc can thiệp) tùy thuộc vào vị trí túi phình, kích thước, hình dạng túi phình (phình cổ gọn hay phình cổ rộng) cũng như bệnh lý nền đi kèm nếu có.

Đối với phình mạch máu não chưa vỡ, quyết định tùy thuộc vào hình dạng, kích thước và triệu chứng của bệnh nhân.

Phương pháp điều trị phình mạch máu não:

- Điều trị nội khoa đối với phình nhỏ, chưa vỡ, không có triệu chứng, trừ khi phình tăng kích thước so với những lần chụp phim trước. Nên kiểm soát huyết áp, cholesterol và các tình trạng khác.

- Phẫu thuật kẹp túi phình.

- Can thiệp nội mạch: điều trị ít xâm lấn, can thiệp mạch từ đường động mạch đùi, bít tắc túi phình thả coils vào bên trong, có thể dùng thêm stent hoặc bóng để hỗ trợ hoặc dùng stent chuyển dòng phủ qua túi phình. Đây là phương pháp điều trị tiên tiến và ít biến chứng.

BS-CK2. Nguyễn Văn Tiến Bảo

(Bác sĩ can thiệp mạch máu thần kinh - Khoa chẩn đoán hình ảnh, Bệnh viện Chợ Rẫy, TP.HCM)

bài viết liên quan
để lại bình luận của bạn
có thể bạn quan tâm

Đọc tin nhanh

*Chỉ được phép sử dụng thông tin từ website này khi có chấp thuận bằng văn bản của Người Đô Thị.