mới nhất Dân sinh Đô thị Di sản Thị dân Văn hóa Khoa học Lối sống Diễn đàn multimedia đô thị đặc thù người đô thị trò chuyện đời phố đời người

“600.000 tỷ nợ xấu thì phải xác định 90% là tiền của dân, ngân hàng chỉ có 10%”

 16:55 | Thứ tư, 07/06/2017  0

“600.000 tỷ nợ xấu thì phải xác định 90% là tiền của dân, ngân hàng chỉ có 10%”

Đại biểu Nguyễn Văn Thắng (Hà Nội) - Chủ tịch HĐQT VietinBank.

"Trong thực tế, các quốc gia theo thống kê có nợ xấu từ 10% thì đã có rất nhiều các ngân hàng, các tổ chức tín dụng đổ vỡ. Trong 600.000 tỷ này chúng ta phải xác định 90% là tiền của nhân dân, ngân hàng chỉ có 10%", đại biểu Nguyễn Văn Thắng nói.

Đại biểu Nguyễn Văn Thắng (Hà Nội) - Chủ tịch HĐQT VietinBank, đã cho biết như vậy khi thảo luận tại Quốc hội về dự thảo Nghị quyết về xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng ngày 7.6.

Đại biểu Thắng cho rằng, trong hoạt động kinh doanh ngân hàng nợ xấu phát sinh là vấn đề tất yếu, còn hoạt động cho vay thì còn nợ xấu, nợ xấu phát sinh do nhiều nguyên nhân khách quan có, chủ quan có.

Tại Việt Nam qua số liệu thống kê cho thấy nợ xấu phát sinh đột biến từ năm 2012 với con số lên đến 17% và tiếp tục phát sinh trong những năm tiếp theo. Theo nhận định của đại biểu Thắng, nguyên nhân chủ yếu của vấn đề này chính là từ khủng hoảng của thị trường bất động sản, của chứng khoán và nền kinh tế tăng trưởng nóng trong giai đoan trước đó. 

"Mặc dù hệ thống ngân hàng đã tích cực xử lý nhưng con số hiện nay rất lớn, nợ xấu và tiềm ẩn nợ xấu ở con số khoảng xấp xỉ 600 nghìn tỷ đồng và chiếm tới 1,8% theo báo cáo", ông Thắng cho biết.

Cũng theo đại biểu này, Việt Nam là quốc gia duy nhất đến nay có nợ xấu của nền kinh tế vượt 10% mà không có một tổ chức tín dụng nào đổ vỡ, đây có thể nói đây là sự cố gắng rất lớn của Đảng và Nhà nước.

"Trong thực tế, các quốc gia theo thống kê có nợ xấu từ 10% thì đã có rất nhiều các ngân hàng, các tổ chức tín dụng đổ vỡ. Trong 600.000 tỷ này chúng ta phải xác định 90% là tiền của nhân dân, ngân hàng chỉ có 10%", ông Thắng nói.

Do vậy, theo đại biểu Thắng, vấn đề cấp bách để xử lý khoản này là để bảo vệ không chỉ cho hoạt động tín dụng mà bảo vệ cho chính người dân, những người đang gửi tiền trong hệ thống các tổ chức tín dụng và làm sao chúng ta vận hành đưa 600 ngàn tỷ này quay trở lại phục vụ cho tăng trưởng kinh tế, khi nguồn lực còn rất hạn chế.

"Với con số nợ xấu này chúng ta có thể xây dựng được ba sân bay Long Thành mà Quốc hội đã bàn", ông Thắng nói.

Theo đó, đại biểu Thắng kiến nghị với Quốc hội cho phép áp dụng nghị quyết xử lý nợ xấu bao gồm cả các khoản hiện tại và phát sinh, vì nghị quyết này chỉ có 5 năm, chúng ta không tốn nguồn lực mà chỉ có cơ chế và quy định.

"Quan điểm của cá nhân tôi cần xử lý và thu hồi được càng nhiều càng tốt trong giai đoạn 5 năm khi nghị quyết ban hành", đại biểu Thắng nói.

Trong khi đó, bày tỏ lo lắng về những tác động của Nghị quyết khi thực thi, đại biểu Vũ Thị Lưu Mai đề nghị cần đánh giá tác động cụ thể của Nghị quyết khi đi vào cuộc sống để giữ được ổn định chính trị xã hội.

Bởi theo đại biểu Vũ Thị Lưu Mai, trong dự thảo Nghị quyết còn thiếu cơ chế bán đấu giá tài sản, thỏa thuận của các bên liên quan đến tài sản, việc thực hiện thanh kiểm tra giám sát cũng chưa được thể hiện rõ trong dự thảo. Do đó, đại biểu đề nghị bổ sung những quy định này vào Nghị quyết và trách nhiệm của cơ quan liên quan đối với vấn đề này.

“Chúng tôi cũng kiến nghị, hằng năm Chính phủ báo cáo với Quốc hội kết quả xử lý nợ xấu, bên cạnh báo cáo kinh tế - xã hội”, đại biểu Mai kiến nghị.

Còn theo đại biểu Nguyễn Ngọc Phương (Quảng Bình), nợ xấu ví như "cục máu đông" rất nguy hiểm, một là đột quỵ, hai là tính mạng bị đe dọa nằm trước mắt. Nợ xấu làm cho nền kinh tế kém hiệu quả, cạnh tranh thấp.

Do vậy, đại biểu đề nghị cần sớm ban hành Nghị quyết để xử lý cục máu đông nợ xấu, khơi thông dòng tín dụng. “Điều quan trọng nghị quyết sẽ nâng cao nhận thức của người vay, người vay phải có ý thức thực hiện đúng trách nhiệm khi vay, thua lỗ phải chấp nhận để tổ chức tín dụng bán tài sản thế chấp”, ông Phương nhấn mạnh.

N.Mạnh 

Theo BizLive

» Ban hành nghị quyết xử lý nợ xấu: Quốc hội lo lắng gì?

» Nợ xấu không dễ xử lý

» Thủ tướng: “GDP không đạt thì phải kỷ luật”

» Bộ Tài chính dự báo nợ công Việt Nam có thể đạt đỉnh vào năm nay

» Bộ Tài chính dự báo nợ công Việt Nam có thể đạt đỉnh vào năm nay

» Chủ tịch Quốc hội: Cần thay đổi cách thức quản lý nợ công

» Chi 2,5 triệu USD/năm quảng bá, Việt Nam không tạo được điểm nhấn gì

» Kiểm tra tài sản 1.000 cán bộ cấp cao: “Không có vùng cấm, không né tránh”

» Đúng quy trình nhưng thiếu minh bạch!

» Chủ tịch Quốc hội: “Phải biết tội nào thì luật sư không thể làm ngơ”

» Không tính nợ doanh nghiệp, Ngân hàng Nhà nước vào nợ công

» Không chấm dứt đầu tư công tràn lan thì không hạn chế được nợ công

» Cử tri sốt ruột vì xe công, nợ công

» Xe chở lương tâm

» Kiên trì quan điểm chưa luật hoá khoán xe công

» Chuyện dài xe công...

» Dự báo kinh tế 2017: Nợ công tăng tiếp tục áp lực lên cải cách kinh tế

» “Nợ công, nợ Chính phủ cuối năm 2016 có thể vượt trần cho phép”

» Giảm áp nợ công, bắt đầu từ khung pháp lý

» “Thủ tướng nên giải trình trước dân về nợ xấu, nợ công”

» HSBC: Lạm phát năm 2016 đánh bật dự báo 5% của Chính phủ

» HSBC hạ mức tăng trưởng GDP Việt Nam từ 6,7% xuống 6,3%

» Chuyên gia về nước và đô thị đến lãnh đạo WB tại Việt Nam

bài viết liên quan
TAGS
để lại bình luận của bạn
có thể bạn quan tâm
Cùng chuyên mục
Xem nhiều nhất

Đọc tin nhanh

*Chỉ được phép sử dụng thông tin từ website này khi có chấp thuận bằng văn bản của Người Đô Thị.