Nhiều giải pháp liên quan đến phát triển các công trình cân bằng năng lượng đã được thảo luận tại Tuần lễ Công trình hiệu quả năng lượng Việt Nam 2021 (VEEBW 2021), vừa được tổ chức vừa qua. Tuần lễ do Mạng lưới Hiệu quả Năng
Tại Tuần lễ, nhiều thông tin về các mô hình xây dựng, quy hoạch và phát triển đô thị cân bằng phát thải, những yếu tố chính của một công trình tiến tới cân bằng năng lượng đã được chia sẻ. Qua đó gợi mở ý tưởng hướng tới kiến tạo những thành phố Net-zero tại Việt Nam trong tương lai.
“Sức ép tăng trưởng nhanh các đô thị dẫn tới hai tình trạng là tăng độ nén tại đô thị cũ và mật độ xây dựng tại đô thị vệ tinh mới”, Tiến sĩ Nuri Cihan Kayacetin – Trường Đại học KU Leuven (Bỉ), nói.
Theo nhiều diễn giả, công trình cân bằng năng lượng đã và đang trở thành một giải pháp được quốc tế đón nhận, và được kỳ vọng sẽ được phát triển ở Việt Nam. Đây sự kết hợp hài hòa giữa thiết kế tối ưu nhu cầu sử dụng năng lượng, và hệ thống năng lượng tái tạo đáp ứng nhu cầu tiêu thụ điện năng. Việc tích hợp hai yếu tố này cũng giúp các dự án đầu tư đạt hiệu quả về mặt chi phí, giảm lượng khí thải carbon trong xây dựng và các công trình thương mại đang ngày càng tăng cao.
Chính sách và khung pháp lý được cải thiện cũng sẽ giúp Việt Nam xây dựng và phát triển thị trường cho các công trình cân bằng năng lượng.
Điện mặt trời mái nhà cũng được coi là giải pháp vừa đáp ứng nhu cầu năng lượng mà vẫn đảm bảo hiệu quả năng lượng cho các tòa nhà thương mại thấp hoặc trung tầng. Ảnh: gpsolar.vn
Trên thế giới, lộ trình hiện thực hóa mục tiêu cân bằng năng lượng trong công trình đã và đang được xúc tiến bởi những phương pháp thiết kế kiến trúc bền vững, những công nghệ vật liệu xây dựng nhằm giảm thiểu việc tiêu thụ tài nguyên, năng lượng, góp phần đưa năng lượng tiêu thụ ròng của một công trình về 0.
Điển hình như Cradle to Cradle (C2C) là một cách tiếp cận sinh học độc đáo, được ứng dụng trong thiết kế công nghiệp và thiết kế kiến trúc nhằm tối ưu hiệu quả sử dụng tài nguyên và nguồn năng lượng tái tạo trong công trình cân bằng năng lượng.
Sự phát triển của vật liệu công nghệ tuần hoàn cũng mở ra nhiều cơ hội giảm thiểu phát thải khí nhà kính trong quá trình xử lý, sản xuất vật liệu xây dựng.
Theo Kế hoạch hành động về kinh tế tuần hoàn của Ủy ban châu Âu, đổi mới trong công nghệ vật liệu xây dựng có thể giảm 80% lượng phát thải khí nhà kính do hoạt động sản xuất và xử lý vật liệu xây dựng gây ra.
Điện mặt trời mái nhà cũng được coi là giải pháp vừa đáp ứng nhu cầu năng lượng mà vẫn đảm bảo hiệu quả năng lượng cho các tòa nhà thương mại thấp hoặc trung tầng, theo tiến sĩ Christoph Luerssen, cố vấn kỹ thuật của GIZ.
Ông Nathan Moore – Giám đốc Dự án CIRTS của GIZ, cho rằng Việt Nam có nhiều tiềm năng để phát triển điện mặt trời mái nhà, trong khi việc sử dụng điện mặt trời trong ngành công nghiệp và thương mại lại đang thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư trong nước và quốc tế do sự linh hoạt về thời gian lắp đặt và vốn đầu tư.
Lê Quỳnh