mới nhất Dân sinh Đô thị Di sản Thị dân Văn hóa Khoa học Lối sống Diễn đàn multimedia đô thị đặc thù người đô thị trò chuyện đời phố đời người

Tăng trưởng tín dụng cao, GDP lại đạt thấp: “Vậy dòng tiền đi đâu?”

 14:10 | Thứ sáu, 16/06/2017  0
Tăng trưởng tín dụng cao, GDP lại đạt thấp: “Vậy dòng tiền đi đâu?”

Tại phiên chất vấn Phó thủ tướng Chính phủ tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội khoá 14, đại biểu Trần Văn Minh cho biết ông đã tìm, nhưng chưa thấy một báo cáo nào phân tích rõ đó là thời gian qua chi ngân sách Nhà nước liên tục tăng cao, tín dụng ngân hàng cũng liên tục tăng trưởng cao nhưng GDP lại liên tục giảm.

"Vậy, có một câu hỏi là dòng tiền đầu tư hiện nay đang đi đâu, có phải đang bị sử dụng dàn trải kém hiệu quả và chưa đi đúng vào các ngành, lĩnh vực sớm tạo ra sự tăng trưởng không?", đại biểu chất vấn. 

Về vấn đề này, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ cho biết, trong Quý 1 năm nay, chi tín dụng tăng trưởng cao 6,5% nhưng tăng trưởng thấp, đại biểu có hỏi không biết tín dụng đi đâu.

"Tăng trưởng GDP phụ thuộc vào 3 yếu tố: Một là về vốn, hai về lao động, ba là nhân tố năng suất lao động tổng hợp", Phó thủ tướng nói.

Riêng về vốn, Phó thủ tướng cho biết vốn bao gồm có vốn ngân sách, vốn tín dụng và vốn đầu tư của các thành phần kinh tế - xã hội, cho nên không chỉ có vốn tín dụng tác động đến tăng trưởng.

"Trong thời gian trước đây khi chúng ta tăng trưởng 7% thì tín dụng bình quân một năm phải tăng 33%, cá biệt có năm hơn 50%. Gần đây chúng ta chỉ tăng trưởng tín dụng trong mức 16 - 18% nhưng vẫn có mức tăng trưởng hơn 6%. Như vậy chất lượng tăng trưởng tương đối rõ", Phó thủ tướng cho biết.

Theo Phó thủ tướng, nhờ có tín dụng tăng cao trong mấy tháng đầu năm nay cũng đảm bảo cho mức tăng trưởng không bị giảm sâu hơn so với dự kiến vì dầu thô của chúng ta đã mất 600.000 tấn trong Quý I này và giảm 0,78% trong GDP của Quý I, chi tiêu ngân sách nhất là đầu tư công thì tăng chậm.

"Vì vậy, cho nên tăng trưởng tín dụng này cũng là một phần hỗ trợ cho tăng trưởng trong điều kiện các nguồn khác còn khó khăn", Phó thủ tướng nói.

Phó thủ thướng cho biết, Chính phủ chỉ đạo trong điều kiện hiện nay phải đảm bảo tăng trưởng tín dụng xấp xỉ khoảng 18% nhưng hết sức coi trọng chất lượng về tín dụng và đồng thời kiểm soát chặt chẽ cơ cấu tín dụng.

"Chúng ta dẫn vốn vào những khu vực quan trọng, khu vực kinh tế thực nhất là trong công nghiệp, nông nghiệp, cho nông nghiệp công nghệ cao và kiểm soát chặt chẽ luồng vốn đi vào thị trường vốn, thị trường bất động sản... để vừa đáp ứng nhu cầu phát triển nhưng tránh được tình trạng bong bóng bất động sản", Phó thủ tướng nhấn mạnh.

N.Mạnh 

Theo BizLive

» Tăng trưởng kinh tế ưu tiên chất hay lượng?

» Thống đốc: Sẽ không dùng ngân sách để xử lý nợ xấu

» “600.000 tỷ nợ xấu thì phải xác định 90% là tiền của dân, ngân hàng chỉ có 10%”

» Nợ xấu không dễ xử lý

» Thủ tướng: “GDP không đạt thì phải kỷ luật”

» Bộ Tài chính dự báo nợ công Việt Nam có thể đạt đỉnh vào năm nay

» Chủ tịch Quốc hội: Cần thay đổi cách thức quản lý nợ công

» Chi 2,5 triệu USD/năm quảng bá, Việt Nam không tạo được điểm nhấn gì

» Kiểm tra tài sản 1.000 cán bộ cấp cao: “Không có vùng cấm, không né tránh”

» Đúng quy trình nhưng thiếu minh bạch!

» Chủ tịch Quốc hội: “Phải biết tội nào thì luật sư không thể làm ngơ”

» Không tính nợ doanh nghiệp, Ngân hàng Nhà nước vào nợ công

» Không chấm dứt đầu tư công tràn lan thì không hạn chế được nợ công

» Cử tri sốt ruột vì xe công, nợ công

» Xe chở lương tâm

bài viết liên quan
TAGS
để lại bình luận của bạn
có thể bạn quan tâm

Đọc tin nhanh

*Chỉ được phép sử dụng thông tin từ website này khi có chấp thuận bằng văn bản của Người Đô Thị.