mới nhất Dân sinh Đô thị Di sản Thị dân Văn hóa Khoa học Lối sống Diễn đàn multimedia đô thị đặc thù người đô thị trò chuyện đời phố đời người

Thành phố ven sông

Tái thiết dòng sông

 01:38 | Thứ tư, 06/07/2016  0
Tháng 3 vừa qua, thị trưởng Paris, Anne Hidalgo khởi động dự án mang tên “tái thiết sông Seine”, dòng sông chảy qua một trong những thành phố đông dân nhất thế giới, với hàng loạt các di sản nổi tiếng trong danh sách của UNESCO cạnh dòng sông.

Vẽ lại dòng Seine 

Paris chính thức công bố cuộc thi các thiết kế tái thiết dòng sông và tuyên bố sự hợp tác của ba vùng mà dòng Seine chảy qua, cùng chung tay thực hiện dự án. Paris cũng kêu gọi mọi thành phần từ nhà phát triển bất động sản đến các nhà thiết kế các trung tâm vui chơi giải trí và các nhà tổ chức các hoạt động văn hóa tham gia, đóng góp ý kiến và chung tay tái tạo dòng sông. Nếu có thể chọn lựa các thiết kế tốt nhất vào năm sau, sông Seine sẽ có gương mặt hoàn toàn mới trong khoảng năm năm tới. Về quy mô, đây là dự án trải dài qua ít nhất 80 thành phố lớn nhỏ, từ Paris đến Rouen và Le Havre - nơi dòng sông Seine chảy qua. Các nhánh sông nhỏ và kênh rạch kết nối với dòng Seine cũng được nghiên cứu và đưa vào dự án.

Ý tưởng chủ đạo là cải thiện lại bờ sông Seine và các kênh chính, cũng như các dòng chảy, nhằm tạo ra sự hài hòa trong các hoạt động khác nhau trên bờ các con sông, như các hoạt động văn hóa giải trí, công nghiệp, vận tải và sử dụng những sáng tạo khác. Tuy nhiên, “mục đích cuối cùng của dự án này là tạo ra vùng ven sông dành cho người dân, tạo cơ hội để họ thư giãn, tận hưởng không gian công cộng, cũng như thưởng thức các tác phẩm nghệ thuật nằm dọc bờ sông”, theo khẳng định của Jean-Louis Missika, người phụ trách quy hoạch đô thị Paris.

Các làn xe hơi cạnh sông Seine được đóng hoàn toàn, trả lại không gian công cộng cho người dân, và trung tâm Paris sẽ trở thành nơi không có xe hơi và xe máy. Ảnh CTV

Hai bên bờ của dòng sông Seine đã trở thành hành lang của xe cộ trong thập niên 60 của thế kỷ XX, và bờ sông thì trở thành bãi đậu xe khi các nhà quy hoạch thành phố muốn cho phép xe hơi chạy sâu vào trung tâm. Các làn đường này đã khiến dòng sông mất đi vẻ thơ mộng, khi mọi người đứng trên các cây cầu cổ nhìn xuống dòng sông, chỉ toàn thấy xe cộ tới lui.

Năm 2001, thành phố quyết định xây dựng một con đường tạm thời cho phép người dân đến gần dòng sông, và tạo ra thêm các không gian để người dân phơi nắng, dạo ở bãi cát ven sông, tận hưởng không gian ven bờ. Việc tái thiết hành lang sông Seine được bà thị trưởng nhắc đến từ năm 2014, ngay sau khi bà tuyên bố dự án “Tái thiết Paris”. Trong hai năm qua, Paris đã quyết liệt hơn trong việc triển khai ý tưởng và bước đầu đạt được những kết quả khả quan.

Toàn bộ hoạt động của các làn xe dọc bờ sông đã được dừng và khu vực này chuyển thành không gian công cộng. Bờ trái dòng sông đã không còn xe hơi và vào mùa hè năm nay, khu vực sông Seine tại trung tâm Paris cũng không còn bóng dáng xe máy. Không gian này được dự tính chuyển đổi thành một khu công cộng lớn, có các hàng cây bóng mát, có sân chơi cho trẻ em và có các thiết bị thể dục - thể thao. Nhiều bãi đậu xe hơi tiếp tục bị xóa sổ, chuyển thành những công viên lớn.

Sự thay đổi này được đánh giá đã giúp kết nối người dân Paris trở lại với sông Seine và tăng thêm giá trị các di sản ven sông. Nhiều kiến trúc sư nhận định, với số tiền bỏ ra khoảng 8 triệu euro, đây là bước sửa sai khởi đầu cho một quyết định sai lầm cách đây 60 năm.
Pháp không chỉ có dự án sông Seine đang được tái thiết, trả lại không gian công cộng cho cư dân, hai dự án khác tại Pháp cũng đang giúp thành phố kết nối lại với các dòng sông, gồm công trình công cộng trải dài 4,5km cạnh dòng Garonne tại Bordeaux (2009) và công viên 5km trên bờ dòng Rhone tại Lyon (2007).

Làm hòa với thiên nhiên

Bài viết của tác giả Yuliya Georgieva, đăng trên tạp chí mạng lưới kiến trúc sư phong cảnh Landscape Architects Network đã điểm danh 10 thành phố trên thế giới thành công trong việc tái thiết lập mối quan hệ giữa đô thị và những dòng sông.

Tác giả nhận định, khi mà công nghệ và cơ sở hạ tầng ngày càng được cải thiện, thì các dòng sông dường như ngày một bị quên lãng trong tâm thức của nhiều người. Lần đầu tiên kể từ cuộc các mạng công nghiệp bùng nổ, chúng ta đang chứng kiến một sự dịch chuyển hoàn toàn về mối quan hệ giữa các thành phố và môi trường tự nhiên. Các kiến trúc sư, các nhà quy hoạch, các nhà thiết kế cảnh quan, các nhà chính trị và cả xã hội đang cùng ngồi lại với nhau để tìm các kết nối tự nhiên vào thành phố thông qua các con sông đã bị lãng quên. Tùy thuộc vào lịch sử, nơi thì muốn khôi phục lại các công trình di sản ven sông để tu bổ, kết nối với cảnh quan tự nhiên, nơi thì muốn thiết kế mới hoàn toàn các công trình ven sông, tùy thuộc lịch sử phát triển và những di sản còn lại.

Một số thành phố được tạp chí Landscape Architects Network ghi nhận, là người dân ở nhiều thành phố ven sông, đang lấy lại quyền sở hữu của mình đối với các dòng sông bằng cách tái thiết các công trình ven sông. Chẳng hạn như sông Cheonggyecheon Seoul, Hàn Quốc, trước khi được trả về là nơi công cộng dành cho người dân Seoul vào năm 2005, sông này chịu sự ô nhiễm cao do nước thải từ các con kênh kết nối với nhiều công trình trong thành phố chảy ra. Thành phố đã tái thiết hơn 11km dòng sông, và cho phá hủy nhiều công trình xung quanh, hồi phục dòng sông và tái tạo con đường cho phép người dân đến gần dòng sông hơn.

Tại thành phố Madrid (Tây Ban Nha), sông Manzanares, trước khi dự án RIO Madrid hoàn tất vào năm 2011, hai bên đều là đường cao tốc, cản trở người dân tiếp cận bờ khu vực ven sông. Dự án tốn kém đến 280 triệu euro này đã xóa sổ con đường cao tốc và tạo ra một không gian công cộng mới, gồm những công viên, cây cầu kết nối, tạo nên bộ mặt mới cho dòng sông, và tái tạo sự liên kết với thành phố. Sự chuyển đổi được đánh giá đã mang lại chất lượng môi trường sống tốt hơn cho cả vùng và trở thành một không gian công cộng được người dân Madrid yêu thích...

Ninh Hạ, ảnh Kim Dung

Cùng chuyên đề:

>> Thành phố ven sông - đừng để tài nguyên không gian bị “đánh cắp”

>>Không thể tư nhân hóa bờ sông 

>> Hà Nội - “bệnh đầu to” và tiềm năng vàng bỏ lỡ

>> Xót xa không gian công cộng

Tin, bài khác liên quan:

» Sài Gòn - đứa con phi danh tính của những cuộc quy hoạch

» Đô thị - như một cách kể về đời sống

» Sài Gòn sẽ nóng hơn với cao ốc Ba Son, Tân Cảng

» Kiến nghị dừng quy định “chung cư phải có 3 tầng hầm”

» Nên “thu phí phát triển” dự án nhà cao tầng

» Cuộc không chiến cao ốc lợi - hại gì cho đô thị?

» Câu chuyện lịch sử về thành phố và khảo cổ học đô thị

» Giữ bản sắc đô thị trước “miệng cá mập”

» Sài Gòn thương cảng - Trăm năm nhìn lại

» Các đô thị Việt Nam phát triển thiếu bền vững

» Sài Gòn - đứa con phi danh tính của những cuộc quy hoạch

» Lời cảm ơn còn nợ

» Xây dựng công trình mới: Bồi thường lịch sử!

» S và S: Cuộc đua 50 năm

» Làm sao bia đá không đau?

» Nghe lá rơi dưới chân mình

» Sài Gòn cổ tích

 

bài viết liên quan
TAGS
để lại bình luận của bạn
có thể bạn quan tâm

Đọc tin nhanh

*Chỉ được phép sử dụng thông tin từ website này khi có chấp thuận bằng văn bản của Người Đô Thị.