mới nhất Dân sinh Đô thị Di sản Thị dân Văn hóa Khoa học Lối sống Diễn đàn multimedia đô thị đặc thù người đô thị trò chuyện đời phố đời người

Không gian sống:

Nhiều kiến trúc sư 'bỏ quên' mùi hương khi thiết kế không gian sống

 16:38 | Thứ ba, 07/11/2023  0
Buổi trò chuyện về Ngôn ngữ không gian sống do thương hiệu nhà hương đến từ Ý Logevy tổ chức, với sự dẫn dắt của PGS-TS-KTS. Nguyên Hạnh Nguyên đã đem đến nhiều thông tin thú vị.

Nhằm mang đến những trải nghiệm thú vị giúp người tham dự khám phá những ngôn ngữ đa dạng của không gian sống và cảm nhận trọn vẹn các giác quan, Logevy - thương hiệu nước hoa nội thất đến từ Ý được phân phối độc quyền bởi Evolve Wellness Center - Trung tâm Chăm sóc sức khỏe và Sắc đẹp tại TP.HCM hợp tác với PGS-TS-KTS. Nguyên Hạnh Nguyên, đã tổ chức sự kiện mang tên Ngôn ngữ không gian sống.

Sự kiện diễn ra vào tối 3.11 trong không gian của Signature by M Village. Chương trình được dẫn dắt bởi hai chuyên gia trong lĩnh vực thiết kế, sức khỏe và tinh thần, là PGS-TS-KTS. Nguyên Hạnh Nguyên – với gần 30 năm giảng dạy và thiết kế, từng là thủ khoa Đại Học Kiến Trúc Hà Nội, và hiện là trưởng khoa thiết kế sáng tạo tại Đại Học Nguyễn Tất Thành, đồng thời là tác giả của cuốn sách Sáng tạo trong thiết kế (CADA), cùng bà Vân Phạm - Giám đốc của Evolve Wellness Center, đơn vị phân phối độc quyền sản phẩm Logevy tại Việt Nam. Chương trình có sự tham gia của những kiến trúc sư, nhà thiết kế, nhà sáng tạo nội dung, các doanh nhân, cùng đại diện từ các tạp chí trong lĩnh vực kiến trúc và thời trang.

Bà Vân Phạm và KTS. Nguyên Hạnh Nguyên chủ trì buổi trò chuyện.


Mở đầu buổi trò chuyện, bà Vân Phạm chia sẻ: “Khi đời sống trở nên cao cấp hơn, con người đầu tư lớn hơn cho ngôi nhà mình đang sống, với nhiều phong cách kiến trúc đa dạng, phù hợp với thẩm mỹ riêng của mình. Từ nền tảng kiến trúc sẵn có ấy, họ còn muốn ngôi nhà của mình có mùi thơm riêng biệt trước tiên là cho chính mình được thoải mái, vui vẻ, hạnh phúc, và sau đó là tạo cho khách đến nhà được thưởng thức gu thẩm mỹ tinh tế và không gian sống riêng biệt, từ đó hiểu thêm về tính cách gia chủ.

Sang Ý, tiếp cận với nhà hương Logevy, tôi rất thích cách họ tạo dựng các dòng sản phẩm riêng cho từng phong cách kiến trúc và từng sở thích vô cùng đa dạng của mỗi người. Người Việt vốn yêu cái đẹp, ngày nay có nhiều phong cách nhà ở hơn, nếu tô điểm thêm bằng những mùi thơm từ thiên nhiên mang lại như mùi gỗ, mùi lá cây, mùi rừng… khi ta trở về nhà sẽ thấy bớt mệt mỏi, cảm giác thư thái hơn.

Cơ duyên biết KTS Nguyên Hạnh Nguyên, một người yêu cái đẹp, yêu mùi hương, đam mê với kiến trúc và giảng dạy, tôi hy vọng chị sẽ có nhiều thông tin bổ ích cho cả giới kiến trúc sư và khách mời hôm nay…”

KTS. Nguyên Hạnh Nguyên tiếp lời: “Đam mê giảng dạy kiến trúc, theo tôi, truyền ngọn lửa đam mê ấy cho sinh viên là quan trọng nhất. Đây cũng là lần đầu tiên tôi rời khỏi môi trường giảng dạy để nói về một thứ thật mới mẻ, đó là mùi hương, một trong những ngôn ngữ kiến trúc tưởng như vô hình nhưng thật ấn tượng trong không gian sống…

Nói đến ngôn ngữ kiến trúc, thoạt tiên có vẻ khó hiểu, nhưng chính nó là điều khiến cho đối phương của mình nhận ra ngay lập tức. Ngôn ngữ kiến trúc gồm 5 thành phần: hình khối, đường nét, chất liệu, màu sắc… Với màu sắc, nói chính xác hơn phải là độ sáng tối, vì có hàng triệu màu, mỗi màu có tiếng nói khác nhau. Cuối cùng là sự sắp xếp, bố cục không gian… như cách chúng ta sắp xếp với nhau theo một nhịp điệu nhất định nào đó… bằng công năng, hình thức…

Thường khi ngắm nhìn một công trình kiến trúc, người ta hay thốt lên: “đẹp quá”, nhưng ít ai hiểu rõ nó đẹp vì sao? Đẹp trong kiến trúc được thể hiện qua ba yếu tố: tỷ lệ, ngôn ngữ, và bố cục, quan trọng nhất là tỷ lệ. Áo dài Việt Nam đẹp sở dĩ vì nó “ăn gian” tỷ lệ rất tinh tế, khiến cho người mặc cao lên rất nhiều.

Tôi biết một chuyên gia người Pháp nghiên cứu áo dài Việt Nam, ông thường nói: Người phụ nữ Việt Nam đẹp tuyệt vời vì có áo dài, duy nhất chỉ có áo dài Việt Nam có thể đi với đồ tây. Điều này khiến chúng ta cực kỳ tự hào. Trong kiến trúc cũng vậy, tất cả công trình gọi là đẹp thì tuyệt nhất vẫn là xử lý tỷ lệ, sau đó là hình khối, đường nét… chỉ ba yếu tố đó thôi người kiến trúc sư làm cả đời không hết…"

Theo KTS. Nguyên Hạnh Nguyên, khi đã có một câu chuyện kiến trúc thật hay, nội thất thật đẹp rồi, phải nghĩ đến mùi hương. Nhưng nhiều KTS bỏ quên, cho rằng đó là xa xỉ, đắt đỏ, hoặc không cần thiết. Nhưng thực ra mùi hương đóng vai trò là linh hồn, là sứ giả vô hình nhưng truyền thông điệp ngay lập tức cho con người. Trong mùi hương, chắc chắn có những mùi rất sốc, có mùi trung tính, có mùi ngọt ngào, dịu nhẹ… đó là những tiếng nói của ngôi nhà, cho khách đến hiểu được ngay tôi là ai, tôi là người như thế nào…

"Nói về mùi hương, ký ức mạnh nhất của tôi từ thủa ấu thơ là mùi bạch đàn. Thủa bé, ngôi làng tôi ở có rất nhiều bạch đàn, dẫm lên những tầng lá xốp rụng dưới chân mình, nó dậy lên mùi hương không thể nào quên… Mũi trẻ con lưu mùi rất lâu, nên cứ ngửi lại mùi bạch đàn là tôi lại nhớ về người mình từng yêu, từng gắn bó.. mùi hương khiến chúng ta nhớ một nơi chốn gắn bó rất sâu…

Có lẽ chúng ta, cả giới kiến trúc sư và gia chủ thường hay quên, bỏ sót, đó là ngôn ngữ mùi hương. Đó là điều tôi rất bức xúc, và cũng là lý do tôi tham dự buổi trò chuyện này. Trong những giác quan ẩn sâu bên trong mà loài người có thể có được là khứu giác. Nếu bỏ sót thì có lỗi với không gian thật sự. Con người xuất hiện ở bất cứ đâu chính là điểm nhấn của bức tranh, hãy tĩnh lặng bớt đi để con người xuất hiện, để mùi hương xuất hiện…”, KTS. Nguyên Hạnh Nguyên chia sẻ.

Không gian trưng bày sản phẩm tại sự kiện.

Tâm đắc với ý kiến của KTS. Nguyên Hạnh Nguyên, bà Vân Phạm tiếp lời: “Khứu giác là giác quan cực kỳ nhạy bén của con người, khi ta ngửi một mùi gì đó thì đại não lập tức nhận được thông tin, khiến cảm xúc của chúng ta thăng hoa hoặc khó chịu… Khi chúng ta có cuộc sống đẳng cấp hơn thì mùi hương đóng vai trò rất quan trọng. Nếu kiến trúc sư chăm chút, tư vấn cho gia chủ mùi hương phù hợp với từng phong cách của ngôi nhà, họ sẽ cảm thấy yêu căn nhà của mình hơn".

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng mùi hương có thể tạo ra hóc môn tích cực. Những người thích thiền định thích trầm hương... khiến cảm xúc lắng lại, bình an hơn. Các bạn trẻ tuổi teen rất thích mùi ngọt như socola… khơi gợi cảm xúc dễ thương, ngọt ngào! Một vài người khi ngửi những hương cỏ cây sẽ khiến họ như trở lại với ký ức tươi đẹp thủa ấu thơ…

Về hình khối, đường nét, màu sắc cho bao bì sản phẩm, người sáng lập Logevy cũng rất coi trọng. Với bề dày hiểu biết về lịch sử, văn hóa, hội họa của vùng đất mang đậm dấu ấn thời Phục Hưng, nơi giới quý tộc Ý đã hình thành văn hóa nước hoa từ rất sớm, ông đã thiết kế nên từng chai như một tác phẩm nghệ thuật thực sự mang đậm phong cách Ý.

"Hãy để khứu giác của chúng ta chọn lựa mùi hương cho ngôi nhà của mình. Tôi rất vui nếu được đóng vai trò là thương hiệu góp phần mang đến những mùi hương tích cực, giúp cho Logevy có thể đến với thị trường Việt Nam”, bà Vân Phạm nói.

Có mặt tại sự kiện, nhà thiết kế Chương Đặng lại muốn chia sẻ mùi của Sài Gòn, mùi khiến mình có thể neo lại một nơi chốn thân thương nhất: “Sài Gòn có rất nhiều mùi, tôi yêu mến Sài Gòn, nơi tổng hợp của các mùi thơm. Gần đây có dịp thưởng thức rất nhiều nhà hương, tôi hiểu hơn về giá trị mùi hương. Chúng ta thường đầu tư chai nước hoa xức lên người, đó là cho người khác, nhưng chưa đầu tư cho không gian sống, đó mới là đầu tư cho chính mình. Không gian sống chứa đựng cảm xúc và chứa đựng chính mình”.

Nhà thiết kế Chương Đặng chia sẻ tại sự kiện.

Luật sư Ngô Tiến Nhân cho biết thêm: “Định vị về con người, có ba trục quan trọng nhất, trục về lịch sử, trục về xã hội, trục quan trọng nhất là trở về với bản thể chính mình. Khi mình trở về nhà, trút bỏ hết mọi mặt nạ, bản năng sẽ trỗi dậy, thì mùi hương là cách giúp ta trở về với bản thể ngay lập tức. Mùi hương quen thuộc với ký ức người Việt là mùi rơm rạ, mùi lúa chín, mùi cau, mùi hoa sen, mùi trầm… kết hợp với ánh sáng, màu sắc khiến trúc, tạo ra không gian cảm xúc rất mạnh, lúc ấy ta sẽ nhìn ra giá trị của khứu giác. Điều này xuất phát từ tâm lý học, triết học thôi".

Ông Nguyễn Quốc Thống, Phó Chủ tịch Hội Nội thất Việt Nam, Tổng Giám đốc công ty Giải pháp chiếu sáng CARA, đúc kết: “Nói về kiến trúc, người ta thường nói về không gian, về chất liệu, về màu sắc… nhưng có những cái không thể thấy được như ánh sáng, mùi hương… lại tạo ra cảm xúc rất mạnh. Ví dụ như khi nhà hàng bưng ra một món ăn, bạn lập tức cảm thấy ngon hoặc dở liền mà không hiểu vì sao, nó phụ thuộc rất nhiều vào ánh sáng trong nhà hàng, vào mùi hương, khiến cho khách hàng cảm thấy dễ chịu hoặc khó chịu… Khứu giác, vị giác đều tạo ra cảm xúc…

Mỗi người một cơ địa khác nhau nên sẽ chọn một mùi hương khác nhau, KTS không thể thay gia chủ để chọn mùi cho ngôi nhà được. Có những resort, khách sạn cao cấp có một mùi rất đặc trưng khiến cho du khách cảm thấy mát mẻ, dễ chịu liền, khiến cho nhiều khách sạn khác phải đi theo họ để tìm kiếm, học hỏi cho được, đó là thành công riêng của họ…”

Trâm Anh

bài viết liên quan
để lại bình luận của bạn
có thể bạn quan tâm

Đọc tin nhanh

*Chỉ được phép sử dụng thông tin từ website này khi có chấp thuận bằng văn bản của Người Đô Thị.