mới nhất Dân sinh Đô thị Di sản Thị dân Văn hóa Khoa học Lối sống Diễn đàn multimedia đô thị đặc thù người đô thị trò chuyện đời phố đời người

BOT: Cổ tích và thủ đoạn

 11:54 | Thứ sáu, 18/08/2017  0

Trạm thu phí BOT Cai Lậy. Ảnh: Việt Tường - Zing

Nhưng đường sá lại có ý nghĩa rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia.

Chính vì thế, chính phủ nhiều nước buộc phải chi tiêu ngân sách để đầu tư vào hạ tầng đường bộ. Đường sá vì thế trở thành một thứ dịch vụ công. Vậy nên việc Chính phủ Việt Nam có thể huy động được khoảng 200.000 tỉ đồng từ nguồn vốn tư nhân để xây dựng hơn 1.500 km đường chỉ trong vài năm là một điều kỳ diệu.

Đó là câu chuyện cổ tích đối với chính phủ nhiều quốc gia khác trên thế giới. Nhưng trong nền kinh tế, đứng đằng sau những điều kỳ diệu luôn là rất nhiều các thủ đoạn.

Thủ đoạn đầu tiên là chỉ định thầu.

Thủ đoạn thứ hai là gian dối số tiền đầu tư. Thủ đoạn tiếp theo đó là gian dối về lưu lượng xe.

Thủ đoạn thứ tư là duy tu cải tạo đường cũ rồi đè ra thu phí như đường mới.

Thủ đoạn thứ năm là xây đường ở chỗ vắng nhưng đặt trạm thu phí ở chỗ đông người.

Và còn vô vàn những thủ đoạn khác nữa để có thể rút tiền từ túi người đi đường để bỏ vào túi riêng của chủ đầu tư và có thể của cả quan chức cho phép dự án đó.

Nhưng điều đáng nói ở đây không phải là câu chuyện cổ tích BOT hay những thủ đoạn đã và chưa được lật tẩy. Quan trọng hơn cả là cái cơ chế đã dung dưỡng cho những vấn đề đó - một cơ chế không minh bạch.

Trong một dự án BOT đường bộ luôn có ba bên tham gia, cơ quan quản lý nhà nước, nhà đầu tư và người đi đường. Thế nhưng hợp đồng BOT chỉ do cơ quan quản lý nhà nước và nhà đầu tư ký với nhau. Người dân - là người phải trả tiền không hề biết chuyện gì đang diễn ra.

Hầu như các hợp đồng BOT đều có một điều khoản bảo mật. Theo đó, các bên không được tiết lộ những thông tin về pháp lý, tài chính, thương mại, kỹ thuật và các thông tin khác liên quan tới nội dung của hợp đồng và dự án.

Vấn đề này từng được công luận nói đến. Nhiều chuyên gia và luật sư cũng từng đưa vấn đề này ra tranh luận. Sự thật là hợp đồng hợp tác công tư trên thế giới cách đây vài chục năm thì những điều khoản bảo mật như vậy vẫn tồn tại. Nhưng hiện nay hầu hết quốc gia đều đã cấm những điều khoản như vậy trong hợp đồng.

Lập luận của các nước rất đơn giản: Quyền lực nhà nước là do dân ủy quyền cho. Vậy nên khi nhà nước nhân danh người dân ký kết hợp đồng với bên khác thì phải công khai cho dân biết.

Một dự án đường bộ không liên quan đến quốc phòng, an ninh nên không thể được xếp vào diện bí mật nhà nước để mà giữ bí mật với nhân dân. Hơn nữa, cần phải thống nhất rằng: Minh bạch là giải pháp duy nhất để loại bỏ được các thủ đoạn BOT.

Nguyễn Minh Đức (Ban Pháp chế Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam)

» 'BOT là mảnh đất màu mỡ của quan hệ thân hữu'

» Thứ trưởng Bộ Giao thông: “Không di dời BOT Cai Lậy”

» Chủ BOT Cai Lậy: 'Trả dự án nếu dời trạm vào đường tránh'

» Giám đốc trạm thu phí Cai Lậy: 'Tài xế phản đối là việc của họ'

» Trạm thu phí Cai Lậy: Tại sao chỉ giảm giá vé?

» Giá vé cho tất cả các loại ô tô qua trạm thu phí Cai Lậy được giảm

» Bộ trưởng Giao thông: Nhà đầu tư sẵn sàng giảm phí BOT Cai Lậy

» Giám sát BOT: “Báo cáo rất hay nhưng trách nhiệm rất nhẹ nhàng”

» Vụ trạm Cai Lậy: 10 câu hỏi gửi ông phó tổng cục trưởng

» Kiến nghị giảm phí trạm Cai Lậy

» Xả trạm thu phí Cai Lậy vì tài xế trả tiền lẻ, ùn tắc hơn nửa giờ

» 'Chuyện lạ' gây bức xúc

» Bình Dương mua lại trạm thu phí rồi xóa sổ

» Mua bảo hiểm cho những “giấc mơ”

» Yêu cầu rà soát lại hơn 5.000 thủ tục, giảm chi phí cho doanh nghiệp

» Từ cách mạng công nghiệp 4.0 đến cách mạng tư duy quản trị công

» Ông Phạm Thế Minh - Phó chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam: Từ BOT đến Uber, Grab

bài viết liên quan
TAGS
để lại bình luận của bạn
có thể bạn quan tâm

Đọc tin nhanh

*Chỉ được phép sử dụng thông tin từ website này khi có chấp thuận bằng văn bản của Người Đô Thị.